Danh sách các sân bay quốc tế ở Việt Nam
Hiện nay tại Việt Nam có tổng cộng 22 sân bay có hoạt động bay dân sự trong đó có 10 sân bay quốc tế, cùng WorldCourier điểm danh các danh sách các sân bay quốc tế ở Việt Nam.
Hàng không luôn là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn được Việt Nam chú trọng đầu tư trong mọi thời kỳ. Vì thế, nhiều sân bay đã ra đời và đang dần nâng cấp để đáp ứng được nhu cầu đi lại ngày càng cao của người dân. Vậy:
- Bạn có biết Việt Nam có bao nhiêu sân bay? Đó là những sân bay nào?
- Danh sách các sân bay quốc tế ở Việt Nam?
- Có những loại sân bay nào ở Việt Nam?
Danh sách các sân bay quốc tế ở Việt Nam
1- Sân Bay Quốc Tế Nội Bài
Đây là sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam, phục vụ rất nhiều người đặc biệt ngoài Bắc, nơi đây phục vụ cho các chyến bay trong nước và cả quốc tế, có đường bay nhiều nhất cả nước phục vụ mọi giờ bay cho khách hàng, công tác phục vụ rất ổn định và hài lòng khách hàng, vì nó là cảng hàng không lớn nhất của Việt Nam cho cả khách quốc tế nữa. Sân bay Nội Bài là trung tâm hoạt động chính cho Vietnam Airlines, Vietjet Air, Pacific Airlines, Air Mekong và trước kia có Indochina Airlines.
2- Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất trước đây có tên gọi là Phi trường Tân Sơn Nhứt, là cảng hàng không ở miền Nam Việt Nam nhưng có lưu lượng khách hàng năm lớn nhất cả nước (khoảng 20 triệu lượt khách/năm). Sân bay được xây dựng vào năm 1930 ở làng Tân Sơn Nhất, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 8 km về phía bắc ở quận Tân Bình, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là đầu mối giao thông quan trọng của cả miền Nam.
Sân bay này thuộc sự quản lý và khai thác của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV), trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải.
3- Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng
Đây là sân bay quốc tế có quy mô lớn thứ 3 nước ta, đứng sau Nội Bài và Tân Sơn Nhất, được xây dựng năm 1940. Đây là cửa ngõ giao thương đặc biệt quan trọng, có vai trò thiết yếu trong việc phục vụ nhu cầu giao thông, trao đổi hàng hoá cho thành phố Đà Nẵng nói riêng và khu vực nói chúng. Mỗi ngày, sân bay này tiếp đón hơn 15.000 lượt khác nội địa và quốc tế, hơn 150 chuyến bay trong và ngoài nước được thực hiện.
Về cơ sở vật chất, cảng sở hữu 2 đường băng cất hạ cánh. Ngoài ra, có thể kể đến nhiều hệ thống dẫn đường chính xác, an toàn như ILS, NDB,… Bên cạnh đó còn có hệ thống radar thứ cấp hiện đại, khả năng dự báo thời tiết và khí tượng tiên tiến bậc nhất Đông nam Á. Sân bay rộng, đủ chỗ để tiếp nhiều loại máy bay cỡ lỡn như Boeing, Airbus.
Với vốn dầu tư lớn, mỗi năm sân bay sẽ khai tác tối đa đến 6 triệu lượt khách cùng 1 triệu tấn hàng hoá.
4- Sân Bay Quốc Tế Phú Bài, Huế
Đây là sân bay được thực dân pháp xây dựng nhằm mục đích phục vụ cho kinh thành Huế. Đây cũng là sân bay lớn thứ tư của nước ta đã được chính phủ phê duyệt vào ngày 16/8/2007. Nơi đây từng phục vụ rất nhiều chuyến bay nội địa lẫn quốc tế.
Sân bay Quốc tế Phú Bài có đường băng dài 2700m và đã được nâng cấp nhiều lần với hệ thống trang thiết bị hiện đại như kéo dài đường băng, hệ thống đường lăn, sân đỗ, đèn dẫn đường ban đêm,… nhằm phục vụ các chuyến bay nội địa và quốc tế tốt nhất. Trong thời điểm hiện tại, sân bay Phú Bài đang xây dựng nhà ga mới với công suất thiết kế lên tới 5 triệu lượt khách mỗi năm và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2021 để đáp ứng tần suất bay nhiều hơn trong thời gian tới.
5- Sân bay Phú Quốc, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc
Sân bay quốc tế Phú Quốc được xây dựng tại xã Dương Tơ, cách trung tâm thị trấn Dương Đông khoảng 5 km về phía nam, đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc là cửa ngõ thông thương quốc tế của đảo Phú Quốc và các vùng biển đảo phía Nam, đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện nay sân bay này có đường bay đi/đến của các hãng hàng không: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific Airlines và cho một số hãng nước ngoài thuê chuyến.
6- Sân bay quốc tế Cam Ranh
Sân bay quốc tế Cam Ranh toạ lạc ở trung tâm bán đảo Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà. Tính đến năm 2012, cảng hàng không Cam Ranh đã đạt được khả năng tiếp đón, vận chuyển hơn 1 triệu lượt khách mỗi năm. Tính đến năm 2020 hiện nay, con số này đã được gia tăng hàng chục lần.
Đây là sân bay đạt cấp 4D theo tiêu chuẩn ICAO, đủ năng lực để phục vụ nhiều loại máy bay cỡ lớn trên thế giới. Đây không chỉ là đầu mối giao thương quan trọng mà còn là cầu nối 3 miền Bắc, Trung, Nam. Chưa kể, sân bay cam Ranh còn giữ ý nghĩa chiến lược trong hoạt động quốc phòng.
7- Sân bay quốc tế Vinh, Nghệ An
Cảng hàng không quốc tế Vinh là sân bay quốc tế của Việt Nam ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 6–7 km. Hiện nay, tại sân bay Vinh, các hãng hàng không Vietnam Airlines, VietJet Air và Jestar Pacific đang khai thác bình quân 26 lượt chuyến bay/ngày.
Hiện nay, tại sân bay Vinh, các hãng hàng không Vietnam Airlines, VietJet Air và Jestar Pacific đang khai thác bình quân 26 lượt chuyến bay/ngày. Sân bay Vinh do Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (NAA), một tổng công ty của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam, quản lý. Sân bay có khả năng tiếp nhận cùng lúc 7 máy bay cỡ lớn như A320, A321, ATR72 hoặc tương đương.
8- Sân bay Quốc tế Liên Khương (DLI)
Được thiết kế đặc biệt theo hình ảnh loài hoa dã quỳ rực rỡ – Biểu tượng của Cao nguyên Lâm Đồng, sân bay Liên Khương luôn để lại ấn tượng khó phai với bất kỳ du khách nào lần đầu tới đây.
Là cảng hàng không lớn nhất vùng Tây Nguyên, sân bay Quốc tế Liên Khương không những giúp kết nối giao thông đường hàng không mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch của tỉnh Lâm Đồng.
Sân bay nằm bên cạnh Quốc lộ 20, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 28km. Từ đây, bạn có thể dễ dàng di chuyển tới nhiều địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng của vùng.
Nhà ga sân bay được thiết kế 2 tầng (cả quốc nội và quốc tế) với đầy đủ chức năng, cơ sở vật chất hiện đại để phục vụ hành khách tốt nhất.
9- Sân bay quốc tế Cần Thơ
Sân bay Cần Thơ còn có tên là Sân bay Trà Nóc, là một sân bay nằm tại quận Bình Thủy- Thành phố Cần Thơ. Sân bay phục vụ thành phố Cần Thơ và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của nước Việt Nam. Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ có vị trí rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng cho Cần Thơ và khu vực, thúc đẩy sự phát triển của các tỉnh khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.
Ở thời điểm hiện tại, sân bay quốc tế Cần Thơ đang có các hãng hàng không đó là Vietnam Airlines, VASCO, Vietjet Air. Sản lượng khách và hàng hoá đang được cải thiện mỗi năm nhờ số vốn đầu tư không ngừng tăng lên.
Đây là sân bay đạt cấp 4E. Về cơ sở vật chất, sân đỗ tàu bay khá rộng, đủ sức chứa nhiều loại máy bay cỡ lớn.
10- Sân bay quốc tế Chu Lai
Cảng hàng không Chu Lai nằm ở miền Trung Việt Nam, phía Bắc giáp Khu Kinh tế mở Chu Lai, phía Nam giáp Khu kinh tế Dung Quất, phía Đông giáp biển Đông và phía Tây giáp đường quốc lộ 1A, cách trung tâm Thành phố Tam Kỳ 25km về phía Bắc, cách thành phố Quảng Ngãi 42km về phía Nam.
Sân bay Chu Lai cũng là sân bay dự bị cho các sân bay trong vùng và khu vực.
Những sân bay đón lượt khách nhiều nhất tại Việt Nam
Theo thống kê mới nhất từ cục hàng không dân dụng Việt Nam, trong tổng số các sân bay đang hoặt động chính thức thì hiện tại có 3 sân bay có công suất hoạt động lớn nhất bao gồm : Tân Sơn Nhất, Nội Bài và Đà Nẵng. Các sân bay trung chuyến với các đường bay quốc tế và nội địa đi và đến tại Việt Nam, thu hút nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới như : Korean Air, Eva Air, Cathay Pacific, Emirates, United Airlines, Air Canada, Asiana Airlines,…..
Đối với các sân bay nội địa chủ yếu khai thác các chuyến bay nội địa đi và đến các sân bay trong nước, các hãng hàng không hoạt động chủ yếu bao gồm : Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, Bamboo Airways, Vietstar Airlines,…
Danh sách các sân bay nội địa Việt Nam
STT | Tên sân bay | Mã sân bay ICAO/IATA | Tỉnh |
1 | Sân bay Côn Đảo | VVCS/VCS | Bà Rịa-Vũng Tàu |
2 | Sân bay Nà Sản | VVNS/SQH | Sơn La |
3 | Sân bay Phù Cát – Bình Định | VVPC/UIH | Bình Định |
4 | Sân bay Cà Mau | VVCM/CAH | Cà Mau |
5 | Sân bay Buôn Ma Thuột | VVBM/BMV | Đắk Lắk |
6 | Sân bay Điện Biên Phủ | VVDB/DIN | Điện Biên |
9 | Sân bay Pleiku – Gia Lai | VVPK/PXU | Gia Lai |
14 | Sân bay Rạch Giá – Kiên Giang | VVRG/VKG | Kiên Giang |
16 | Sân bay Liên Khương – Đà Lạt | VVDL/DLI | Lâm Đồng |
18 | Sân bay Tuy Hòa – Phú Yên | VVTH/TBB | Phú Yên |
19 | Sân bay Đồng Hới – Quảng Bình | VVDH/VDH | Quảng Bình |
20 | Sân bay Chu Lai – Quảng Nam | VVCA/VCL | Quảng Nam |
21 | Sân bay Thọ Xuân – Thanh Hóa | VVTX/THD | Thanh Hóa |
Hãng bay nội địa tại Việt Nam
Hiện có 4 hãng hàng không nội địa tại Việt Nam hoạt động thường xuyên bao gồm: Vietnam Airlines Vietjet Air Pacific Airlines (trước đây là Jetstar Pacific) Bamboo Airways.
Ngoài ra, còn có một số hãng hàng không dịch vụ đang khai thác các chuyến bay đặc biệt phải kể đến như VASCO hay Hải Âu.
Hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA)
Ra đời từ năm 1956 và chính thức thành lập với tên gọi hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam vào năm 1993, Vietnam Airlines luôn khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành hàng không dân dụng nội địa và trong khu vực. Đây cũng là hãng bay đạt tiêu chuẩn 4 sao đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại. Vietnam Airlines mang nhận diện hình bông hoa sen truyền thống đặc trưng, tự hào mang văn hóa Việt Nam giới thiệu tới bạn bè quốc tế cũng như thúc đẩy du lịch phát triển. Chính vì lẽ đó mà tháng 6/2010, Vietnam Airlines vinh dự trở thành hãng Hàng không đầu tiên tại Đông Nam Á gia nhập Liên minh hàng không toàn cầu SkyTeam.
Cũng chính bởi những tiện ích đi kèm mà vé máy bay Vietnam Airlines luôn có giá khá cao so với các hãng nội địa khác. Tuy nhiên, đừng lo lắng nếu bạn chưa có cơ hội sở hữu trong tay tấm vé máy bay của hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Hàng năm, Vietnam Airlines đều tung ra một số chương trình ưu đãi kích cầu như Chào hè, Mùa thu vàng hay chương trình khuyến mại thường xuyên Thứ 5 rực rỡ giảm tới 50% giá vé máy bay để bạn có thể săn được vé máy bay Vietnam Airlines giá rẻ cho riêng mình.
Hãng hàng không Vietjet Air (VJ)
Vietjet Air là hãng hàng không tư nhân đầu tiên tại Việt Nam được thành lập vào năm 2007 từ 3 cổ đông Sovico Holdings, Tập đoàn T&C và Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP. Hồ Chí Minh (HD Bank).
Sau nhiều khó khăn trong những ngày đầu ra mắt, hãng đã chính thức khai trương chuyến bay thương mại đầu tiên từ TP. Hồ Chí Minh đi Hà Nội trên chiếc Airbus A320-200 vào dịp giáng sinh năm 2011.
Giá vé máy bay Vietjet Air có giá khá rẻ và hãng hay tung ra nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, một nhược khiến nhiều khách hàng cảm thấy không hài lòng khi trải nghiệm bay với Vietjet bởi hãng thường chậm trễ hoặc hủy chuyến bất ngờ.
Nếu bạn có ý định đi công tác gấp thì sẽ nên cân nhắc trước khi đặt vé để tránh ảnh hưởng tới lịch trình của bạn. Mặc dù vậy, đây cũng là một gợi ý không tồi với những bạn đang mong muốn tìm kiếm một hãng bay giá rẻ và chất lượng.
Hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines (BL)
Pacific Airlines (Jetstar Pacific) là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên tại Việt Nam. Bắt đầu hoạt động vào năm 1991 với tên gọi Pacific Airlines. Hãng chính thức tham gia hoạt động cùng hệ thống Jetstar Group toàn cầu từ năm 2008 với cổ đông lớn nhất là Vietnam Airlines và đổi tên thành Jetstar Pacific Airlines.
Ngày 31/7/2020, đơn vị hàng không này đã có một bước chuyển mình quan trọng từ việc đổi tên thương hiệu Jetstar Pacific về lại tên gọi ban đầu là Pacific Airlines, đồng bộ hóa mọi chức năng thương mại với Vietnam Airlines. Hãng cũng chính thức ra mắt bộ nhận diện thương hiệu, đồng phục tiếp viên mới và ngừng mọi hoạt động với hệ thống của Jetstar Group.
Sự đổi mới này nhằm cải thiện hoạt động sản xuất và tăng khả năng lợi nhuận của hãng máy bay giá rẻ này. Việc đồng bộ hóa hệ thống bán vé và mạng bay cũng giúp tăng cường năng lực khai thác của Vietnam Airlines và Pacific Airlines trong cả phân khúc hàng không truyền thống lẫn hàng không giá rẻ, vững vàng phục hồi trở lại sau đại dịch Covid-19.
Hãng hàng không Bamboo Airways (QH)
Bamboo Airways là tân binh mới nhất trong ngành hàng không Việt Nam, là thành viên trực thuộc tập đoàn FLC. Sáng ngày 16/01/2019, hãng hàng không Tre Việt đã thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên từ Sài Gòn đi Hà Nội, trở thành 1 trong 4 hãng hàng không lớn tại Việt Nam.
Đặc biệt, trong năm 2019, hãng đã nhanh chóng sở hữu Boeing 787-9 Dreamliner đời mới. Đây là mẫu máy bay thân rộng, nội thất sang trọng, hiệu suất hoạt động vượt trội, giúp Bamboo Airways trở thành hãng hàng không nội địa đầu tiên tại Việt Nam đem đến trải nghiệm khoang Hạng nhất cao cấp.
Ngoài ra, hãng cũng dự kiến sẽ mở rộng thêm đội bay với nhiều tàu bay mới chạm mốc 60 chiếc A320 và A321 đến năm 2022.
Mặc dù “sinh sau đẻ muộn” so với các hãng bay nội địa kể trên nhưng Bamboo Airways đang dần chiếm được cảm tình của đông đảo du khách bởi chiến lược giá thông minh và chất lượng phục vụ tiêu chuẩn 5 sao.
Danh sách sân bay quân sự ở Việt Nam
Stt | Tên sân bay | Mã ICAO/IATA | Tỉnh |
1 | Sân bay Vũng Tàu | VVVT/VTG | Bà Rịa,Vũng Tàu |
2 | Sân bay Kép | — | Bắc Giang |
3 | Sân bay Phú Giáo | — | Bình Dương |
4 | Sân bay Phước Bình | — | Bình Phước |
5 | Sân bay Biên Hòa | — | Đồng Nai |
6 | Sân bay Nước Trong | — | Đồng Nai |
7 | Sân bay Kiến An | — | Hải Phòng |
8 | Sân bay Hòa Lạc | — | Hà Nội |
9 | Sân bay Gia Lâm | — | Hà Nội |
10 | Sân bay Nha Trang | VVNT/NHA | Khánh Hòa |
11 | Sân bay Cam Ly | — | Lâm Đồng |
12 | Sân bay Anh Sơn | — | Nghệ An |
13 | Sân bay Thành Sơn | VVPR/PHA | Ninh Thuận |
14 | Sân bay Nà Sản | VVNS/SQH | Sơn La |
15 | Sân bay Yên Bái | — | Yên Bái |
16 | Trường Sa | — | Khánh Hoà |
17 | Sân bay Nước Mặn | — | Đà Nẵng |
18 | Xuân Lộc | — | Đồng Nai |
Tổng kết:
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về danh sách các sân bay quốc tế ở Việt Nam được đầu tư mạnh nhất Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Đây cũng chính là những cửa ngõ quan trọng, thúc đẩy sự phát triển toàn diện, đưa đất nước bước vào thời kì hội nhập mạnh mẽ, năng động.