Điều kiện để hàng hóa được xuất nhập khẩu
Tất tần tật điều kiện để hàng hóa được xuất nhập khẩu hàng hóa.
1. Khái niệm xuất nhập khẩu là gì?
Xuất nhập khẩu (tiếng anh gọi là import-export) là một trong những lĩnh vực kinh doanh hàng đầu đang được nhà nước ta quan tâm và ưu tiên nhằm giúp lưu thông hàng hóa, mở rộng thị trường, tạo mối quan hệ làm ăn với các quốc gia khác để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Có thể xem ngành xuất nhập khẩu là khâu cơ bản của hoạt động ngoại thương với mối tương quan lớn và có sự tác động rộng rãi đến nhiều ngành khác. Xuất khẩu là một ngành không thể thiếu với mọi quốc gia vì mang lại nguồn ngoại tệ cao để tăng cường nhập khẩu hàng hóa, tạo công ăn việc làm cho người dân…
2. Một số khái niệm trong ngành xuất nhập khẩu được sử dụng nhiều nhất
2.1. Vận đơn ( Bill)(tùy phương thức mà có hay Vận đơn hàng không)
Vận đơn nếu hiểu theo kiểu đơn giản thì nó là đơn vận tải – thông tin vận chuyển chuyến hàng, (thường hay gọi là vận đơn đường biển, vận đơn hàng không, giấy gửi hàng đường sắt,…), là một chứng từ vận tải do người vận chuyển, hoặc thuyền trưởng (đường biển) hoặc đại lý của người vận chuyển ký phát sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc hàng hóa đã được nhận và chờ xếp lên tàu.
Chức năng của vận đơn
+ Nó là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết và chỉ rõ nội dung của hợp đồng đó. Với chức năng này, nó xác định quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người chủ hàng, mà trong đó, đặc biệt là quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người nhận hàng.
+ Nó là biên lai của người vận tải xác nhận đã nhận hàng để chuyên chở. Người vận tải chỉ giao hàng cho người nào xuất trình trước tiên vận đơn đường biển hợp lệ mà họ đã ký phát ở cảng xếp hàng
+ Nó là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với những hàng hóa đã ghi trên vận đơn. Với chức năng này, vận đơn là một loại giấy tờ có giá trị, được dùng để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng.
2.2.Giấy chứng nhận xuất xứ: các mẫu CO form E, form D…
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là một chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu. Nó cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, quốc gia nào đó.
C/O (Certificate of Origin): là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó. C/O phải tuân thủ theo quy định của nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu theo quy tắc xuất xứ.
Mục đích của C/O là chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về Xuất nhập khẩu của cả hai nước: Nhập khẩu và xuất khẩu (hiểu nôm na rằng là đó không phải hàng lậu hay hàng trôi nổi không có nhà sản xuất rõ ràng).
2.4.Chứng nhận phân tích (Certificate of Analysis – CA)
Certificate Of Analysis (COA-C/A) – giấy chứng nhận phân tích: đây là chứng từ nhập khẩu cần có theo chính sách mặt hàng được quy định tại là tài liệu được cung cấp bởi người bán về thành phần và thuộc tính của sản phẩm.
C/A được cơ quan có chức năng phân tích chất lượng thông qua các thành phần hóa học,tính chất hoá lý, chẳng hạn như thành phần, độ ẩm, độ chua,… của sản phẩm để xác nhận hàng hoá xuất khẩu có đáp ứng các thông số cho phép hay không.
Đây là chứng từ bắt buộc phải có để thông quan được hàng hóa nhập khẩu vì vây doanh nghiệp phải đặc biệt lưu ý.
- Doanh nghiệp cần nhìn vào bảng phân tích chất lượng COA để đánh giá về chất lượng của sản phẩm đó
- COA là tài liệu xác nhận rằng sản phẩm đã qua xét nghiệm và có kết quả cụ thể để quản lý được chất lượng đầu ra của sản phẩm.
- Người tiêu dùng nhìn vào sẽ biết được cấu tạo thành phần lý hóa của sản phẩm.
- Có giấy chứng nhận phân tích C/A thì mới xin được cấp giấy phép công bố tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm.
- Certificate Of Analysis là điều kiện bắt buộc nhập khẩu hàng hóa phải có.
2.5.Chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality – CQ)
Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm (CQ – Certificate of Quality) là giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng của nước sản xuất hoặc tiêu chuẩn Quốc tế.
Có 2 hình thức chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa:
- Chứng nhận tự nguyện: thích hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn Quốc tế do cá nhân, tổ chức yêu cầu.
- Chứng nhận bắt buộc: thích hợp với tiêu chuẩn do Cơ quan Nhà nước yêu cầu.
- Chứng thư kiểm dịch thực vật (Phytosanitary), động vật (Veterinary Certificate), chứng nhận sức khỏe (Health Certificate), hun trùng (Fumigation Certificate)
- Đơn bảo hiểm hàng hóa (Insurance Policy), nếu người bán chịu trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa XNK
Ngoài ra còn có một số loại giấy phép đối với một số mặt hàng khi nhập khẩu cần phải có như:
- Công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy
- Khai báo hóa chất
- Đăng kiểm xe máy chuyên dùng
- Kiểm dịch thực vật
- Hun trùng
3. Về thuế xuất nhập khẩu
- Luật thuế xuất nhập khẩu
- Thuế hải quan
- Thuế xuất khẩu
- Thuế nhập khẩu
- Biểu thuế xuất nhập khẩu mới nhất
Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.
- Đối với thương nhân Việt Nam có vốn đầu tư từ nước ngoài, điều kiện để xuất, nhập khẩu hàng hóa như sau :
4. Điều kiện để xuất khẩu :
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu, được mua hàng hoá tại Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài, bao gồm hàng hoá do doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp khác nhập khẩu vào Việt Nam đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và nghĩa vụ tài chính khác, theo các điều kiện sau:
a) Hàng hóa xuất khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu theo cam kết quốc tế;
b) Hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu có điều kiện, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật;
c) Hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo lộ trình trong các cam kết quốc tế, doanh nghiệp phải thực hiện theo lộ trình cam kết;
d) Mặt hàng xuất khẩu phải phù hợp với nội dung quyền xuất khẩu doanh nghiệp đã được cấp phép thực hiện.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu được trực tiếp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa tại cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật.
3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với việc xuất khẩu hàng hoá theo quy định của pháp luật.
4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu chỉ được trực tiếp mua hàng hóa của thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền nhập khẩu, quyền phân phối hàng hóa đó để xuất khẩu; không được tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm việc mở địa điểm để mua gom hàng hóa xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
5. Điều kiện để nhập khẩu :
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền nhập khẩu được nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài vào Việt Nam theo các điều kiện sau:
a) Hàng hóa nhập khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, danh mục hàng hóa tạm ngừng nhập khẩu, danh mục hàng hóa không được quyền nhập khẩu theo cam kết quốc tế;
b) Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hoá nhập khẩu có điều kiện, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật;
c) Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu theo lộ trình trong các cam kết quốc tế, doanh nghiệp phải thực hiện theo lộ trình cam kết;
d) Mặt hàng nhập khẩu phải phù hợp với nội dung quyền nhập khẩu doanh nghiệp đã được cấp phép thực hiện.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền nhập khẩu được trực tiếp làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật.
3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền nhập khẩu chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với việc nhập khẩu hàng hoá theo quy định của pháp luật.
4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền nhập khẩu nhưng chưa được cấp phép quyền phân phối chỉ được trực tiếp bán hàng nhập khẩu cho các thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền xuất khẩu, quyền phân phối hàng hóa đó, không được tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Chi tiết dịch vụ hải quan – thủ tục xuất nhập khẩu tại WorldCourier
Việc khai báo thủ tục hải quan được xem là một trong những bước quan trọng nhất trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, đòi hỏi năng lực của đội ngũ phụ trách xử lý các vấn đề phát sinh và hệ thống thiết bị hiện đại phục vụ cho khách hàng đạt hiệu quả cao nhất, chính xác nhất.
Hiện nay, ở WorldCourier dịch vụ hải quan – thủ tục xuất nhập khẩu bao gồm những hoạt động hỗ trợ khách hàng như sau:
– Các thủ tục và hồ sơ liên quan đến việc kiểm tra chuyên ngành các mặt hàng liên quan như đăng kiểm, kiểm dịch, hun trùng, kiểm tra chất lượng,…
– Nộp thuế xuất – nhập khẩu đảm bảo theo quy định của hải quan.
– Làm việc với hải quan cổng, bãi hay hải quan giám sát tại kho giúp khách hàng lấy hàng nhanh chóng.
– Vận chuyển hàng hóa đến tận kho của khách hàng nếu được yêu cầu.
Các thủ tục xuất nhập được thực hiện rõ ràng, đáp ứng các điều kiện pháp lý
Bên cạnh đó, WorldCourier còn cung cấp một số dịch vụ tư vấn miễn phí cho khách hàng như:
– Tư vấn khai báo hải quan, tham vấn giá và các chính sách thuế có liên quan.
– Tư vấn HS code cho hàng hóa xuất nhập khẩu, tính thuế cho lô hàng.
– Tư vấn các chứng từ cho lô hàng (nếu chứng từ có sai sót), đồng thời sẽ nhận làm đầy đủ một bộ chứng từ nếu khách hàng yêu cầu.
> Xem thêm: Dịch vụ xuất nhập khẩu chi phí thấp tại WorldCourier
Dịch vụ khai hải quan giá rẻ uy tín của World Courier
Dịch vụ chuyển phát nhanh tận nhà giá rẻ tại Tp. Hồ Chí Minh