Hướng dẫn chi tiết kê khai C/O form AHK mới nhất 2023
C/O form AHK đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Hồng Công, Trung Quốc (AHKFTA), phải được khai bằng tiếng Anh và đánh máy (trừ trường hợp hướng dẫn ở khoản 15 dưới đây). Nội dung kê khai C/O form AHK WorldCouirer sẽ hướng dẫn cụ thể như sau.
1. CO form AHK là gì?
CO form AHK là giấy chứng nhận hàng hóa áp dụng đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu đi Hồng Kông (Trung Quốc) và các nước trong khối ASEAN
2. Các nước áp dụng CO form AHK bao gồm
Các nước áp dụng CO form AHK bao gồm
- Hồng kong ( Trung Quốc )
- Viêt Nam
- Lào
- Campuchia
- Thái Lan
- Indonesia
- Philippin
- Maylaysia
- Brunei
3. Các văn bản kèm theo
Thông tư 21/2019/TT-BCT thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Hồng Kông, Trung Quốc do Bộ trưởng Trần Tuấn Anh lý ngày 08/11/2019, có hiệu lực ngày 23/12/2019.
4. Các chứng từ cần có khi xin CO form AHK
Cũng như các chứng từ khác, khi đi xin giấy chứng nhận CO form AHK bạn cần chuẩn bị đầy đủ các chứng từ cần thiết. Các chứng từ này bao gồm:
- Mẫu CO form AHK
- Hóa đơn thương mại: bản gốc
- Tờ khai hải quan hàng xuất khẩu: sao y bản chính áp dụng với doanh nghiệp xuất khẩu
- Mô tả hàng hóa: bản gốc
- Vận đơn: sao y bản gốc
- Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu: sao y bản chính áp dụng với doanh nghiệp nhập khẩu
- Bản giải trình quy trình sản xuất
5. Hướng dẫn chi tiết kê khai C/O form AHK
1. Ô trên cùng bên phải “Certificate No.” ghi số tham chiếu (do cơ quan, tổ chức cấp C/O ghi). Số tham chiếu gồm 13 ký tự, chia làm 5 nhóm, với cách ghi cụ thể như sau:
a) Nhóm 1: tên viết tắt Nước thành viên xuất khẩu là Việt Nam, gồm 02 ký tự là “VN”;
b) Nhóm 2: tên viết tắt Nước thành viên nhập khẩu là các nước thành viên AHKFTA, gồm 02 ký tự như sau:
BN: Bờ-ru-nây | MM: Mi-an-ma |
KH: Cam-pu-chia | PH: Phi-líp-pin |
ID: In-đô-nê-xi-a | SG: Xinh-ga-po |
LA: Lào | TH: Thái Lan |
MY: Ma-lai-xi-a | HK: Hồng Công, Trung Quốc |
c) Nhóm 3: năm cấp C/O mẫu AHK, gồm 02 ký tự. Ví dụ: cấp năm 2019 ghi là “19”;
d) Nhóm 4: Mã số của cơ quan, tổ chức cấp C/O, gồm 02 ký tự. Danh mục các cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu AHK của Việt Nam được quy định cụ thể tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Nhóm 5: số thứ tự C/O mẫu AHK, gồm 05 ký tự;
e) Giữa nhóm 1 và nhóm 2 có dấu gạch ngang “-“; giữa nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 có dấu gạch chéo “/”.
Ví dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội cấp C/O mẫu AHK mang số thứ 8 cho một lô hàng xuất khẩu sang Hồng Công, Trung Quốc trong năm 2019 thì cách ghi số tham chiếu của C/O này là: “VN-HK 19/01/00008”.
2. Ô số 1: Tên giao dịch của nhà xuất khẩu, địa chỉ, tên Bên/Nước thành viên xuất khẩu (Viet Nam).
3. Ô số 2: Tên người nhận hàng, địa chỉ, tên Bên/Nước thành viên nhập khẩu.
4. Ô số 3: Ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng máy bay thì ghi “By air”, nếu gửi bằng đường biển thì ghi tên tàu) và tên cảng bốc dỡ hàng.
5. Ô số 4: Để trống.
6. Ô số 5: Số thứ tự các mặt hàng.
7. Ô số 6: Ký hiệu và số hiệu của kiện hàng.
8. Ô số 7:
– Số lượng kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hóa (bao gồm mã HS ở cấp độ 6 số; và nếu có, số hiệu hàng hóa, tên hàng hóa, tên nhãn hiệu hàng hóa – brand name). Mô tả hàng hóa phải đầy đủ chi tiết để cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu xác định được hàng hóa đó.
– Tên của nhà sản xuất và thương hiệu hàng hóa (trade mark) phải được ghi rõ.
– Tên và nước/bên công ty phát hành hóa đơn bên thứ ba (nếu có).
9. Ô số 8: Tiêu chí xuất xứ của hàng hóa
Hàng hóa được sản xuất tại Bên/Nước có tên ghi tại dòng đầu tiên ở Ô số 11 của C/O này gồm các trường hợp sau: |
Điền vào Ô số 8
|
a) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy tại lãnh thổ của một Bên/Nước thành viên. |
“WO” |
b) Hàng hóa được sản xuất tại một Nước thành viên chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ của một hay nhiều Bên/Nước thành viên. |
“PE” |
c) Hàng hóa đáp ứng quy định tại Điều 7 Thông tư này: |
|
Hàm lượng giá trị khu vực | Tỷ lệ phần trăm Hàm lượng giá trị khu vực, ví dụ “40%” |
Chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC) | Tiêu chí chuyển đổi CTC cụ thể, ví dụ “CC’ hoặc “CTH” hoặc “CTSH” |
Công đoạn gia công đặc trưng |
“SP” |
Kết hợp các tiêu chí | Kết hợp các tiêu chí cụ thể, ví dụ
“CTSH + 35%” |
10. Ô số 9: Số lượng (trọng lượng cả bì hoặc trọng lượng tịnh của hàng hóa hoặc đơn vị đo lường khác), và trị giá FOB (trong trường hợp áp dụng tiêu chí RVC); trường hợp hàng hóa xuất khẩu từ một Nước thành viên ASEAN sang Hồng Công, Trung Quốc không cần ghi trị giá FOB tại ô số 9.
11. Ô số 10: Số và ngày của hóa đơn thương mại. Hóa đơn thương mại thường là hóa đơn được cấp cho hàng hóa nhập khẩu vào Bên/Nước thành viên nhập khẩu. Cách thể hiện số hóa đơn tại ô số 10 trong trường hợp hóa đơn bên thứ ba thực hiện theo hướng dẫn tại mục 14 Phụ lục này.
12. Ô số 11:
a) Dòng đầu tiên ghi chữ “Viet Nam” trong trường hợp cấp C/O mẫu AHK hoặc Bên/Nước xuất xứ trong trường hợp cấp C/O mẫu AHK giáp lưng;
b) Dòng thứ hai ghi đầy đủ tên của Bên/Nước thành viên nhập khẩu;
c) Dòng thứ ba ghi địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp C/O, họ tên, chữ ký của thương nhân đề nghị cấp C/O.
13. Ô số 12: Cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu AHK ghi: địa điểm, ngày tháng năm cấp C/O, chữ ký của cán bộ cấp C/O, con dấu của cơ quan, tổ chức cấp C/O.
14. Ô số 13: a) Trường hợp cấp sau C/O theo quy định tại Điều 22 Thông tư này, đánh dấu “√” vào ô “Issued Retroactively” tại ô số 13.
b) Trường hợp hàng hóa được gửi từ Nước thành viên xuất khẩu để triển lãm tại một Nước thành viên khác và được bán trong hoặc sau thời gian triển lãm vào một Nước thành viên nhập khẩu theo quy định tại Điều 32 Thông tư này, đánh dấu “√” vào ô “Exhibition” tại ô số 13. Tên và địa chỉ nơi diễn ra triển lãm ghi tại ô số 2;
c) Trường hợp hàng hóa được cấp C/O mẫu AHK giáp lưng theo quy định tại Điều 23 Thông tư này, đánh dấu “√” vào ô “Movement Confirmation” tại ô số 13.
d) Trường hợp hóa đơn do bên thứ ba phát hành theo quy định tại Điều 33 Thông tư này, đánh dấu “√” vào ô “Third Party Invoicing” tại ô số 13. Tên và bên/nước của công ty phát hành hóa đơn ghi tại ô số 7, hoặc trong trường hợp không đủ chỗ thì ghi trên tờ khai bổ sung. Số của hóa đơn do nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu phát hành hoặc số hóa đơn bên thứ ba do thương nhân phát hành đối với hàng hóa nhập khẩu vào Bên/Nước thành viên nhập khẩu được thể hiện tại ô số 10.
đ) Trường hợp cộng gộp theo quy định tại Điều 9 Thông tư này, đánh dấu “√” vào ô “Accumulation” tại ô số 13.
e) Trường hợp hàng hóa đáp ứng quy tắc De Minimis theo quy định tại Điều 12 Thông tư này, đánh dấu “√” vào ô “De Minimis” tại ô số 13.
15. Các hướng dẫn khác: Ô số 13 có thể được đánh dấu “√” bằng tay hoặc in bằng máy vi tính.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực ngoại thương và thương mại xuất nhập khẩu, WorldCouirer tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu uy tín hàng đầu Việt Nam hiện nay. Chúng tôi cam kết đem lại cho khách hàng giải pháp xử lý thủ tục xuất nhập khẩu nhanh chóng nhất – an toàn nhất – hiệu quả nhất
WorldCouirer với đội ngũ chuyên viên xuất nhập khẩu có kinh nghiệm nhiều năm, nắm rõ quy trình thủ tục xuất nhập khẩu và luôn đồng hành cùng khách hàng trong suốt hành trình dịch vụ.
Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp thêm các dịch vụ như:
Dịch vụ chuyển phát nhanh hỏa tốc liên tỉnh
Dịch vụ mua hộ hàng
Dịch vụ khai báo hải quan
Xin giấy phép xuất nhập khẩu