Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ( C/O ) Form GSTP

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ( C/O ) Form GSTP

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

( C/O ) Form GSTP

C/O form GSTP là gì và cách kê khai C/O form GSTP như thế nào để tránh sai sót trong quá trình làm thủ tục xin Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa form C/O GSTP. Bài viết trên đây sẽ giúp các bạn hiểu được quy trình cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ( C/O ) Form GSTP

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ( C/O ) Form GSTP
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ( C/O ) Form GSTP

C/O form GSTP là gì?

C/O Form GSTP áp dụng cho hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP – System of Trade Preperences) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP.

Các thành viên trong Hiệp định GSTP: gồm 43 quốc gia.

Algeria, Argentina, Bangladesh, Benin, Bolivia, Brazil, Cameroon, Chile, Colombia, Cuba, Democratic People’s Republic of Korea, Ecuador, Egypt, Ghana, Guinea, Guyana, india, Indonesia, Iran, Iraq, Libya, Malaysia, Mexico, Morocco, Mozambique Myanmar, Nicaragua Nigeria, Pakistan, Peru, Philippines, Republic of Korea, Romania, Singapore, Sri Lanka, Sudan, Thailand, Trinidad and Tobago, Tunisia, Tanzania, Venezuela, Viet Nam and Zimbabwe.

Điều kiện được cấp C/O Form GSTP

  • Phải thuộc danh mục hàng được hưởng GSTP của nước nhập.
  • Phải đáp ứng quy định xuất xứ OSTP
  • Phải đáp ứng quy định về vận chuyển

Hàng xuất khẩu được coi là đáp ứng quy định xuất xứ GSTP nếu là:

  • Sản phẩm thuần tuy Việt Nam
  • Sản phẩm không thuần tây Việt Nam, nhưng
  • Được sản xuất tại Việt Nam với tổng trị giá nguyên liệu không có xuất xứ Việt Nam chiếm không qua 60% trị giá FOB sản phẩm
  • Được sản xuất tại Việt Nam với tổng trị giá hàm lượng gốc Việt Nam và các nước GSTP khác chiếm không ít hơn 60% trị giá FOB sản phẩm

Về nội dung Hiệp định GSTP

Bao gồm quy định về quy tắc xuất xứ để xác định hàng hóa được hưởng ưu đãi GSTP nêu trong Phụ lục 2 của văn kiện, với quy tắc chính như sau: trị giá nguyên vật liệu không có xuất xứ từ các quốc gia thành viên không vượt quá 50% giá FOB của thành phẩm xuất khẩu.

C/O form GSTP là gì?
C/O form GSTP là gì?

Hướng dẫn kê khai C/O form GSTP

Hướng dẫn kê khai CO form GSTP

Hướng dẫn kê khai C/O form GSTP

C/O phải sử dụng đúng form; phải kê khai hoàn chỉnh đúng quy định, đúng ô, sạch, rõ, không tẩy xóa. Các loại form C/O được kê khai như sau:

Kê khai VIETNAM tiếp sau Issued in (ở ô tiêu đề phía trên bên phải)

Ô 1: kê khai tên, địa chỉ, nước của người xuất khẩu Việt Nam.

Ô 2: kê khai tên, địa chỉ, nước của người nhận hàng. Trường hợp nhận hàng theo chỉ định sẽ được khai báo là TO ORDER hoặc TO ORDER OF <người ra chỉ định>, thống nhất với vận đơn và các chứng từ giao nhận hợp lệ khác.

Ô 3: kê khai về vận tải (càng chi tiết càng tốt) như hình thức vận chuyển, tên phương tiện vận chuyển, số và ký hiệu chuyến, hành trình (cửa khẩu xuất hàng, cửa khẩu nhận hàng cuối cùng), số và ngày vận đơn.

Ví dụ: 

BY SEA: BACH DANG V.03

FROM: HOCHIMINH CITY TO: HAMBOURG

B/L No. : 1234 DATED: APRIL 10, 2004

Lưu ý: cửa khẩu nhận hàng cuối cùng trên ô 3 và người nhận hàng (đích danh) trên ô 2 phải cùng một nước nhập (ô 11).

Ô 4: Ghi chú của cơ quan cấp C/O. Thường có các ghi chú sau:

+ C/O cấp sau ngày xuất hàng : đóng dấu thông báo ISSUED RETROSPECTIVELY

+ Cấp phó bản do bị mất bản chính: THE ORIGINAL OF C/O No. < số C/O > DATED < ngày cấp > WAS LOST, đồng thời đóng dấu DUPILCATE trên tờ C/O phó bản.

+ Cấp thay thế C/O cho trường hợp cấp lại C/O (toàn bộ hoặc một phần) nhưng chưa trả C/O cũ: REPLACEMENT C/O No. < số C/O bị thay thế > DATED < ngày cấp > < FOR mô tả phần được thay thế >

Ô 5: kê khai mã H.S tương ứng của từng mặt hàng mô tả trên ô 7.

Ô 6: Kê khai nhãn và số hiệu thùng hàng (nếu có).

Ô 7: Kê khai số và loại của thùng hàng (nếu có); tên và mô tả hàng

Ghi rõ số, ngày tờ khai hải quan hàng xuất (nếu đã có) trên ô 7: CUSTOMS DECLARATION FOR EXPORT COMMODITIES No. <số đầy đủ của tờ khai hải quan hàng xuất> DATED <ngày tờ khai hải quan hàng xuất>. Trường hợp người khai báo hải quan và người gửi hàng khác nhau phải ghi rõ thêm về người khai báo: DECLARED BY <người khai báo>.

Lưu ý: kê khai số container, số niêm chì (cont./seal No. ..) nếu đã xác định.

Kê khai tên cụ thể và mô tả rõ về hàng hóa. Không được khai sai, hoặc khai không rõ về hàng hóa như GENERAL MERCHANDISE (hàng tổng hợp). AND OTHER GOODS và các hàng khác.

Ô 8: Kê khai tiêu chuẩn xuất xứ mà hàng hóa đáp ứng.

Hàng có xuất xứ thuần túy Việt Nam kê khai chữ “A”

Hàng có xuất xứ không thuần túy Việt Nam:

+ Nếu tỷ lệ % tổng trị giá nguyên liệu không có xuất xứ Việt Nam trong trị giá FOB của sản phẩm không vượt quá 50%, thì kê khai chữ “B” tiếp theo là tỷ lệ % này. Ngược lại:

+ Nếu tỷ lệ % tổng trị giá hàm lượng gốc Việt Nam và các nước GSTP khác trong trị giá FOB của sản phẩm không ít hơn 60%, thì kê khai chữ “C” tiếp theo là tỷ lệ % này.

Ô 9: Kê khai trọng lượng thô hoặc số lượng khác của hàng hóa.

Lưu ý: 

Ô 5, 6, 7, 8, 9 phải khai thẳng hàng thứ tự, tên, tiêu chuẩn xuất xứ, trọng lượng thô (hoặc số lượng khác) của mỗi loại hàng. Trường hợp mỗi loại hàng được đóng gói và có ký, mã hiệu riêng thì nội dung khai báo trên ô 6 cũng phải thẳng hàng tương ứng.

Trường hợp tên hàng và mô tả nhiều có thể khai báo sang trang tiếp, mỗi trang khai báo rõ số thứ tự trang ở góc dưới ô 7

Gạch ngang trên ô 5, 6, 7, 8, 9 khi kết thúc khai báo tên, mô tả hàng; trọng lượng thô (hoặc số lượng khác), sau đó ghi rõ tổng trọng lượng (hoặc số lượng) của cả lô hàng bằng số (TOTAL) và bằng chữ (SAY TOTAL).

Ô 10: kê khai số và ngày của hóa đơn. Trường hợp hàng xuất không có hóa đơn phải ghi rõ lý do.

Ô 11: Kê khai nước xuất xứ của hàng hóa (VIETNAM) tiếp theo produced in (phía trên country).

+ Kê khai nước nhập khẩu phía trên dòng (importing country).

+ Kê khai địa điểm, ngày ký và ký tên của người ký có thẩm quyền (của người xuất khẩu Việt Nam).

Lưu ý: Ngày ký của người xuất khẩu phải trước hoặc bằng ngày phát hành C/O, và phải bằng hoặc sau ngày các chứng từ khác đã được kê khai trên C/O. Ðối với các doanh nghiệp người ký có thẩm quyền authorised signatory là thủ trưởng hoặc người được thủ trưởng ủy quyền ký. Chữ ký phải được ký bằng tay, và được đóng dấu rõ chức danh, dấu doanh nghiệp, và dấu tên.

Ô 12: kê khai địa điểm, ngày phát hành C/O.

+ Ngày nộp C/O và quy định về thời gian cấp C/O để kê khai chính xác ngày phát hành C/O. Không ghi ngày phát hành C/O là ngày nghỉ làm việc theo quy định, hoặc ngày xuất hàng, hoặc ngày khác nếu thực tế ngày phát hành C/O không phải ngày này.

+ Trừ trường hợp tháng được khai bằng chữ (April, May…), ngày khai thống nhất theo dạng dd/mm/yyyy.

+ Ngày phát hành C/O bằng hoặc sau ngày các chứng từ đã được khai báo trên C/O như Invoice, tờ khai hải quan hàng xuất, giấy phép xuất khẩu.

https://worldcourier.vn/giay-chung-nhan-xuat-xu-form-a-quy-dinh-2022/ 

Cơ quan cấp C/O Form GSTP

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) là đơn vị được Bộ Công thương ủy quyền cấp C/O Form B.

Cơ quan cấp C/O Form GSTP
Cơ quan cấp C/O Form GSTP

Hồ sơ C/O cần những giấy tờ nào?

Một bộ hồ sơ C/O gồm các chứng từ sau:

  1. Ðơn đề nghị cấp C/O (1bản, theo mẫu)
  2. Mẫu C/O đã kê khai hoàn chỉnh có tối thiểu 4 bản (1 bản chính và 1 bản copy doanh nghiệp chuyển khách hàng, 1 bản copy C/O lưu tại công ty, 1 bản copy lưu tại VCCI.
  3. Các chứng từ xuất khẩu (chứng minh hàng xuất khẩu từ Việt Nam)

-Commercial Invoice

– Tờ khai hải quan hàng xuất (bản sao y) kèm bản gốc để đối chiếu

-Vận tải đơn (bản sao y) kèm bản gốc để đối chiếu

-Các chứng từ để chứng minh nguồn gốc xuất xứ Việt Nam, từng trường hợp cụ thể:

+ Hóa đơn thu mua nguyên liệu trong nước hoặc cam kết về nguồn gốc nguyên liệu để sản xuất lô hàng xuất khẩu.

+ Cam kết của người sản xuất trường hợp người xuất khẩu không trực tiếp sản xuất.

+ TKHQ hàng nhập khẩu trường hợp lô hàng có sử dụng nguyên liệu nhập khẩu, hàng tạm nhập tái xuất, hàng gia công…

+ Bảng định mức nguyên phụ liệu với hải quan

+ Quy trình sản xuất tóm tắt để chứng minh các công đoạn sản xuất tại Việt Nam

+ Trường hợp cần thể hiện các thông tin chi tiết như ngày sản xuất, hạn sử dụng, tên nhà sản xuất, chất phóng xạ thì các thông tin này phải có xác nhận của cơ quan chuyên ngành.

Lưu ý: cần phải khai báo chính xác trên tất cả các chứng từ, khai báo trên mẫu C/O phải đánh máy vi tính, tất cả các chứng từ đơn xin C/O, mẫu C/O, Commercial inv phải được ký trực tiếp và đóng dấu của công ty.

Lưu trữ: Hồ sơ C/O doanh nghiệp phải lưu đầy đủ (ít nhất như bộ đã nộp tại VCCI) trong thời gian tối thiểu 5 năm, và phải lưu bản C/O copy mộc đỏ do VCCI cấp.

Đối với doanh nghiệp lần đầu liên hệ cấp C/O cần:

  1. Lập hồ sơ thương nhân (theo mẫu);
  2. Đăng ký mẫu dấu và chữ ký của người có thẩm quyền ký trên C/O;
  3. Nộp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (công chứng);

Giấy chứng nhận mã số thuế (công chứng).

Thủ tục xin cấp C/O Form GSTP

Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân

Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu tiên phải đăng ký hồ sơ thương nhân với Tổ cấp C/O của VCCI và chỉ được xem xét cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi đã đăng ký hồ sơ thương nhân đầy đủ và hợp lệ. Hồ sơ thương nhân bao gồm:

  • Đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện theo pháp luật của thương nhân hoặc người được ủy quyền kỳ đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, kỳ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và mẫu con dấu của thương nhân
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (có dấu sao y bản chính của thương nhân)
  • Danh mục cơ sở sản xuất ra hàng hóa đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có)

Hồ sơ thương nhân được khai báo qua trang điện tử: comis.covcci.com.vn 

  • Mọi thay đổi trong hồ sơ thương nhân phải được cập nhật tại trang điện tử: comis.covcci.com.vn. Trong trường hợp không có thay đổi, hồ sơ thương nhân vẫn phải được cập nhật 2 năm một lần.

Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O

Doanh nghiệp khai báo hồ sơ trên hệ thống. Hệ thống VCCI sẽ tự động cấp số C/O khi doanh nghiệp hoàn thành kê khai trên hệ thống.

Bước 3: Tiếp nhận và xem xét hồ sơ

VCCI kiểm tra xem bộ hồ sơ có hợp lệ hay không và thông báo cho thương nhân một trong các nội dung sau:

  • Chấp nhận cấp C/O và thời gian thương nhân sẽ nhận được C/O
  • Đề nghị bổ sung chứng từ (nêu cụ thể những chứng từ cần bổ sung)
  • Chấp nhận cấp C/O và thời gian thương nhân sẽ nhận được C/O;
  • Đề nghị bổ sung chứng từ (nêu cụ thể những chứng từ cần bổ sung);
  • Đề nghị kiểm tra lại chứng từ (nêu cụ thể thông tin cần kiểm tra nếu có bằng chứng cụ thể, xác thực làm căn cứ cho việc đề nghị kiểm tra này).
  • Từ chối cấp C/O nếu phát hiện những trường hợp theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP
  • Đề nghị kiểm tra tại cơ sở sản xuất của thương nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP (nếu cần thiết).

Bước 4: Cấp C/O

Sau quá trình kiểm tra, VCCI cấp C/O cho thương nhân.

Trên đây là những thông tin mà WORLD COURIER muốn cung cấp đến Quý Khách. Rất mong nó giúp ích được nhiều cho Quý Khách.

Xem thêm:

Mẫu giấy chứng nhận xuất xứ form AJ

Gửi mỹ phẩm đi Đài Loan rẽ số 1

Dịch vụ chuyển phát nhanh nội địa quốc tế Indochina Post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *