Tạm nhập tái xuất và các hình thức của tạm nhập tái xuất.
Trong những năm trở lại đây, xuất nhập khẩu đã không còn là một lĩnh vực kinh doanh xa lạ mà trở nên ngày càng phổ biến. Bên cạnh các hình thức quen thuộc như xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất cũng dần trở thành một lĩnh vực được nhiều người quan tâm. Để giúp Quý khách hàng hiểu rõ hơn về hình thức kinh doanh tạm nhập tái xuất, chúng tôi xin hân hạnh được cung cấp các thông tin cần thiết, bổ ích trong bài viết Tạm nhập tái xuất và các hình thức tạm nhập tái xuất.
Tạm nhập tái xuất là gì?
Để nắm rõ hơn các khái niệm tạm nhập tái xuất, chúng tôi xin được tách cụm từ này thành hai vế: Tạm nhập và tái xuất.
Nhìn chung, có thể hiểu tạm nhập đơn thuần là việc nhập khẩu hàng hoá trong một khoảng thời gian ngắn (tạm) vào lãnh thổ của Việt Nam. Tuy nhiên, số hàng hoá này không được sử dụng với mục đích lưu lại để phân phối ra thị trường hay phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhập khẩu. Sau một khoảng thời gian ngắn; lượng hàng hoá này sẽ được xuất khẩu sang một nước thứ ba.
Sau quá trình tạm nhập là khâu tái xuất hàng hoá. Lô hàng sau khi được hoàn thành các thủ tục thông quan; nhập khẩu vào Việt Nam thí tiếp tục được xuất sang một nước khác. Cụ thể, hàng hoá này được xuất khẩu hai lần; xuất khẩu từ nước đầu tiên tạm nhập vào Việt Nam; sau đó lại được đưa đi xuất khẩu tại một nước khác nên được gọi là tái xuất.
Tóm lại, Tạm nhập tái xuất được quy định là việc thương nhân Việt Nam mua hàng của một nước để bán cho một nước khác; có làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam.
Tạm nhập tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: hợp đồng mua hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước xuất khẩu; hợp đồng bán hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước nhập khẩu. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng.
Quản lý tạm nhập tái xuất như thế nào?
Trong quá trình làm thủ tục tái xuất, bên cạnh những chứng từ như đối với hàng hoá xuất khẩu thương mại, người khai hải quan phải nộp một bản sao và xuất trình bản chính tờ khai hàng tạm nhập;
Cơ quan hải quan chịu trách nhiệm giám sát hàng hoá. Hàng hoá có thể được chia thành nhiều lô hàng để tái xuất. Khi tái xuất, doanh nghiệp phải tái xuất một lần hết lượng hàng khai trên một tờ khai tái xuất;
Hàng hoá tái xuất đã hoàn thành thủ tục hải quan phải được xuất qua cửa khẩu trong thời hạn tám giờ làm việc kể từ khi hàng đến cửa khẩu xuất. Trong trường hợp có lý do chính đáng được Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất chấp nhận thì hàng hoá tái xuất được lưu tại cửa khẩu xuất, nhưng không quá thời hạn hiệu lực của tờ khai tái xuất.
Các hình thức tạm nhập tái xuất.
1.Tạm nhập tái xuất theo hình thức kinh doanh.
Kinh doanh tạm nhập tái xuất là hình thức kinh doanh được thực hiện tại Việt Nam nhưng thương nhân phải đảm bảo thực hiện các yêu cầu nhất định (Nghị định số 69/2018/NĐ-CP)
2.Tạm nhập tái xuất theo hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn.
Thương nhân Việt Nam ký kết hợp đồng với thương nhân nước ngoài về hàng hóa tạm nhập tái xuất với mục đích bảo hành; bảo dưỡng; thuê; mượn trừ trường hợp là hàng hóa thuộc diện cấm xuất nhập khẩu, tạm ngừng xuất nhập khẩu. Sau khi tiến hành bảo hành; bảo dưỡng; thuê; mượn hàng hóa tạm nhập tái xuất trong một khoảng thời gian nhất định thì thương nhân nước ngoài lại tiếp tục tái xuất hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
3.Tạm nhập tái xuất để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài.
Doanh nghiệp nước ngoài đặt hàng với doanh nghiệp Việt Nam về công đoạn tái chế; bảo hành hàng hoá đích danh do thương nhân nước ngoài chỉ định. Sau khi hàng hoá được tái chế và bảo hành theo yêu cầu, thương nhân Việt Nam sẽ xuất trả lại hàng hoá cho bên đặt hàng. Hoạt động tạm nhập tái xuất này được thưc hiện tại các cơ quan Hải quan và không yêu cầu phải có Giấy phép tạm nhập; tái xuất.
Điểm khác biệt trong hình thức này là hàng hoá sau khi tạm nhập để bảo hành tái chế sẽ được xuất ngược trở lại nước xuất khẩu chứ không phải là một nước thứ ba khác như hai hình thức trên.
4.Tạm nhập tái xuất hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại.
Hàng hoá được tạm nhập vào thị trường Việt Nam để phục vụ cho nhu cầu trưng bày, giới thiệu sản phẩm hoặc tham gia tại các triển lãm; hội trợ. Mục đích của hình thức tạm nhập tái xuất này là đưa thông tin sản phẩm đến người tiêu dùng; kích cầu giao thương trong và ngoài nước. Do đó, hình thức này cũng không yêu cầu phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất mà chỉ phải thực hiện thủ tục nhập khẩu; xuất khẩu tại cơ quan hải quan.
Tuy nhiên, thương nhân Việt Nam và Việt Nam phải tuân thủ các quy định riêng về việc trưng bày; giới thiệu sản phẩm; quy định của triển lãm; hội trợ.
5.Tạm nhập tái xuất sản phẩm vì mục đích nhân đạo và mục đích khác.
Trong một số trường hợp, Hàng hoá được tạm nhập tái xuất vào thị trường Việt Nam nhằm phục vụ cho các hoạt động nhân đạo.
Ví dụ: do điều kiện về trang thiết bị ; máy móc; dụng cụ y tế tại Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh trong nước và các tổ chức nước ngoài vì mục đích nhân đạo muốn đưa các trang thiết bị y tế vào để hỗ trợ Việt Nam thì sẽ xuất hiện hình thức tạm nhập tái xuất các máy móc; trang thiết bị; dụng cụ khám chữa bệnh của nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam.
Với hình thức này, doanh nghiệp không cần có Giấy phép tạm nhập tái xuất. Tổ chức nước ngoài hỗ trợ Việt Nam, cho Việt Nam “mượn” các máy móc thiết bị không nhằm mục đích thu lợi; sau quá trình sử dụng thì Việt Nam phải tái xuất trả lại cho tổ chức nước ngoài.
Ngoại trừ những máy móc; trang thiết bị phục vụ cho việc khám chữa bệnh; thể thao, nghệ thuật mà thuộc danh mục cấm xuất nhập khẩu; tạm ngừng xuất nhập khẩu hay hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép; điều kiện thì ngoài việc thưc hiện thủ tục hải quan còn cần phải bổ sung một số loại giấy tờ.
Trong trường hợp đặc biệt cần tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa là vũ khí; khí tài; trang thiết bị quân sự; an ninh; nhằm mục đích phục vụ mục đích quốc phòng an ninh thì cần có sự xem xét, cho phép của Bộ Quốc phòng; Bộ Công an.
Thủ tục hải quan đối với hàng hoá tạm nhập tái xuất
Bước 1: Người khai hải quan đăng ký; khai báo tờ khai hải quan nhập khẩu (tạm nhập) và xuất trình hồ sơ hải quan; thực tế hàng hoá (khi có yêu cầu) cho cơ quan hải quan.
Bước 2: Cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra hồ sơ; kiểm tra thực tế hàng hoá (nếu có) và thực hiện thông quan hàng hoá.
Bước 3: Người khai hải quan đăng ký; khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu (tái xuất) và xuất trình hồ sơ hải quan; thực tế hàng hoá (khi có yêu cầu) cho cơ quan hải quan.
Bước 4: Cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra hồ sơ; kiểm tra thực tế hàng hoá (nếu có) và thực hiện thông quan hàng hoá.
Tham khảo: Thủ tục Hải quan là gì ? Làm thủ tục Hải quan thế nào ;FDA là gì ? Hướng dẫn cách đăng ký FDA khi gửi hàng đi Mỹ; L/C là gì ? Quy trình thanh toán L/C; Xin giấy phép xuất nhập khẩu;