Quy trình nhập khẩu thuốc lá điện tử cập nhật đầy đủ nhất năm 2021.
1. Cơ sở pháp lý:
- Thông tư số 37/2013/TT-BCT về việc quy định thuốc lá điếu, xì gà.
- Công văn 2091/TCHQ-GSQL năm 2014 về nhập khẩu thuốc lá điếu điện tử.
- Công văn 117/TXNK-PL ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Cục thuế xuất nhập khẩu về việc Hướng dẫn quy định về nhập khẩu thuốc lá điện tử.
- Trong đó: Công văn 2091/TCHQ-GSQL năm 2014 về nhập khẩu thuốc lá điếu điện tử quy định như sau: Căn cứ Thông tư số 37/2013/TT-BCT ngày 30/12/2013 quy định nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà và ý kiến tham gia của Bộ Công Thương tại công văn số 1173/BCT-XNK ngày 18/02/2014 thì việc nhập khẩu mặt hàng thuốc lá điếu điện tử được quản lý như đối với mặt hàng thuốc lá nhập khẩu theo quy định tại Thông tư số 37/2013/TT-BCT ngày 30/12/2013 của Bộ Công Thương quy định nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà. Theo đó, chỉ Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (VINATABA) là thương nhân được phép nhập khẩu mặt hàng này.
2. Thuốc lá điện tử là gì?
- Thuốc lá điện tử mô phỏng hình dạng và chức năng của thuốc lá thông thường. Nhưng khác với thuốc lá thường, thuốc lá điện tử không tạo khói mà tạo ra luồng hơi có mùi vị và cảm giác giống thuốc lá thật. Do không tạo khói khi hút, thuốc lá điện tử được các nhà sản xuất quảng cáo trên thị trường với khả năng loại bỏ các chất độc và mùi khó chịu chứa trong thuốc lá điếu.
- Thuốc lá điện tử rất đa dạng về hình dạng và kích thước, nhưng kết cấu chung bao gồm một pin, một bộ đốt và buồng chứa dịch lỏng. Và thuốc lá điện tử có rất nhiều tên gọi: “e-cigs,” “e-hookahs,” “mods,” “bút vape,” “vapes” … Một số thuốc lá điện tử được sản xuất dưới dạng thuốc điếu truyền thống, xì gà hay ống điếu, có loại giống cây bút, ổ USB và những vật dụng thường ngày khác.
- Hơi thuốc từ thuốc lá điện tử: Hơi thuốc từ thuốc lá điện tử hít từ thiết bị và phả ra có thể chứa các chất gây hại và có nguy cơ gây hại, bao gồm:
- Nicotin
- Các hạt siêu mịn có thể bị hít sâu vào phổi
- Chất tạo hương như diacetyl
- Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
- Nhiều hoá chất gây ung thư
- Kim loại nặng như niken, thiếc và chì
3. Yêu cầu đối với thuốc lá điện tử:
- Dựa trên Công văn 2091/TCHQ-GSQL năm 2014 về nhập khẩu thuốc lá điếu điện tử. thì yêu cầu đối với thuốc lá điện tử cũng giống với yêu cầu đối với thuốc lá điếu, xì gà. Bao gồm:
- Thuốc lá điện tử nhập khẩu và lưu thông trên thị trường phải được đăng ký bảo hộ quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam; phải được dán tem thuốc lá nhập khẩu theo quy định của Bộ Tài chính.
- Thuốc lá điện tử nhập khẩu để kinh doanh tại thị trường trong nước phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành về mua bán sản phẩm thuốc lá.
- Thuốc lá điện tử nhập khẩu phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành về công bố hợp chuẩn, hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn và hàm lượng chất độc hại trong thuốc lá như đối với sản phẩm thuốc lá điện tử được sản xuất trong nước.
- Đối với các nhãn hiệu thuốc lá điện tử lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam, trước khi làm thủ tục nhập khẩu, thương nhân phải gửi mẫu thuốc lá điện tử nhập khẩu đến cơ quan, tổ chức có chức năng phân tích, kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định để phân tích mẫu theo yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc các quy định an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.
- Thuốc lá điện tử nhập khẩu phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành về ghi nhãn hàng hóa, ghi nhãn sản phẩm thuốc lá tiêu thụ tại Việt Nam và in cảnh báo sức khỏe trên bao bì.
4. Thủ tục kinh doanh, nhập khẩu thuốc lá điện tử:
- Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 37/2013/TT-BCT thì trình tự, thủ tục kinh doanh, nhập khẩu thuốc lá điện tử được quy định như sau:
- Khi làm thủ tục nhập khẩu, ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định của cơ quan Hải quan, thương nhân phải xuất trình cho cơ quan Hải quan.
- 1 Bản chính Đơn đăng ký nhập khẩu tự động thuốc lá điếu, xì gà đã được Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương xác nhận.
- 1 Bản công bố hợp quy (bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) hoặc 1 Bản công bố phù hợp an toàn thực phẩm (bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) theo quy định pháp luật hiện hành.
- Trường hợp lô hàng nhập khẩu đầu tiên vào Việt Nam, thương nhân phải xuất trình thêm 1 Giấy chứng nhận phân tích mẫu (bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
5. Về mã số của thuốc lá điện tử:
Để xác định chi tiết mã số HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo,… của hàng hóa thực tế nhập khẩu. Căn cứ:
– Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính “Hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng; kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”;
– Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Đề nghị bạn đọc căn cứ vào thực tế tính chất, thành phần cấu tạo,… của hàng hóa mà mình nhập khẩu và áp dụng sáu (6) quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, chú giải chi tiết dẫn trên để xác định mã HS chi tiết và thuế suất thuế nhập khẩu phù hợp với thực tế.
Để xác định chính xác mã số hàng hóa xuất nhập khẩu, trước khi làm thủ tục hải quan, bạn có thể đề nghị xác định trước mã số hàng hóa theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính “Quy định thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.
5. Đăng ký nhập khẩu theo chế độ cấp phép tự động:
- Trước khi làm thủ tục nhập khẩu, thương nhân gửi qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký nhập khẩu thuốc lá điện tử theo chế độ tự động về Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký nhập khẩu tự động thuốc lá điện tử: 2 (hai) bản theo mẫu;
- Hợp đồng nhập khẩu: 1 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
- Hóa đơn thương mại: 1 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
- Vận đơn hoặc chứng từ vận tải của lô hàng: 1 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
- Trong vòng 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của thương nhân, Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương tiến hành xác nhận Đơn đăng ký nhập khẩu tự động thuốc lá điện tử. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ hoặc trường hợp không xác nhận, Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương có văn bản thông báo cho thương nhân bổ sung hồ sơ hoặc nêu rõ lý do.
- Thời hạn hiệu lực thực hiện của Đơn đăng ký nhập khẩu tự động do Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương xác nhận là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày Đơn được xác nhận.
6. Về thuế nhập khẩu:
Sau khi xác định được mã HS, tùy theo xuất xứ hàng hóa,… đề nghị bạn đọc tham khảo các văn bản sau:
– Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan;…
Đề nghị bạn đọc tham khảo thực hiện, nếu còn chưa rõ thì liên hệ với cơ quan hải quan nơi dự kiến mở tờ khai để được giải đáp cụ thể.
Bạn có thể tìm nội dung các văn bản đã nêu ở mục VĂN BẢN PHÁP LUẬT trên Cổng thông tin điện tử Hải quan
7. Chế độ báo cáo:
- Trong 15 (mười lăm) ngày đầu của quý kế tiếp, thương nhân nhập khẩu thuốc lá điện tử phải gửi về Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương Báo cáo bằng văn bản tình hình nhập khẩu tự động thuốc lá điện tử của quý trước đó, trong đó nêu rõ: chủng loại, số lượng, trị giá nhập khẩu, giá bán, và dự kiến kế hoạch nhập khẩu trong thời gian tới (theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này).
- Trước ngày 15 tháng 10 hàng năm, thương nhân nhập khẩu thuốc lá điện tử phải báo cáo Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công thương (thay cho báo cáo quý III) tình hình nhập khẩu 3 (ba) quý và dự kiến nhập khẩu năm tiếp theo.
WorldCourier hy vọng bà viết hữu ích cho bạn!