Hướng dẫn vận dụng Quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định thương mại FTA thế hệ mới

Hướng dẫn vận dụng Quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định thương mại FTA thế hệ mới

FTA

FTA- Hiệp định thương mại (tiếng Anh: Free Trade Agreement) là văn bản ngoại giao do hai hay nhiều quốc gia kí kết về những điều kiện để tiến hành hoạt động thương mại.

Tính phức tạp của quy tắc xuất xứ trong các FTA

Quy định về QTXX trong các hiệp định CPTPP, RCEP, EVFTA nói riêng và các FTA thế hệ mới nói chung đều có quy tắc xuất xứ riêng, chứa đựng các quy định để xác định xuất xứ của hàng hóa nội khối, đảm bảo rằng các đối tác thương mại chỉ được hưởng ưu đãi thuế quan theo cam kết. Tuy nhiên, các FTA thế hệ mới, trong đó có CPTPP, RCEP, EVFTA thường gắn với nhiều cam kết tự do thương mại “xa hơn” so với FTA truyền thống cho nên có những đặc thù riêng biệt. Song về cơ bản, QTXX trong các FTA thế hệ mới mang đặc trưng cơ bản sau.

Thứ nhất, quy tắc xuất xứ là một “tính năng” vốn có của các khu vực thương mại tự do. Các FTA được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tự do hóa thương mại bằng cách cắt giảm thuế đối với những mặt hàng có xuất xứ từ các nước thành viên. Tuy nhiên, tự do hóa không diễn ra tự động mà được triển khai qua một cơ chế giám sát nghiêm ngặt là quy tắc xuất xứ. Trong một khu vực thương mại tự do, quy tắc xuất xứ có chức năng là loại bỏ trường hợp một bên thứ ba nhập khẩu hàng hóa vào một nước thành viên của FTA sau khi đã vận chuyển qua một nước khác cũng là thành viên của FTA nhằm hưởng ưu đãi thuế quan mà hai thành viên này dành cho nhau. Vậy nên, quy tắc xuất xứ được coi là “chìa khóa” để tự do hóa các ưu đãi thuế quan của khu vực thương mại, đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán và ký kết các FTA thế hệ mới.

Về bản chất, quy tắc xuất xứ được coi là một rào cản thương mại, được nhà nước sử dụng một biện pháp “bảo hộ ẩn” để bảo vệ sản xuất trong nước. Nếu như chương trình cắt giảm thuế quan “thiên vị” hàng hóa một nước khác, thì quy tắc xuất xứ lại có thể giám sát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu, như một cách thức để bảo vệ ngành công nghiệp trong nước khỏi sự gia tăng số lượng hàng nhập khẩu. Chẳng hạn, quy tắc xuất xứ tạo ra cơ hội cho ngành công nghiệp ô tô trong nước, gây áp lực các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra nghiêm ngặt các yêu cầu về xuất xứ hàng hóa của đối tác thương mại.

Thứ hai, quy tắc xuất xứ trong các FTA thế hệ mới ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động đầu tư của các quốc gia thành viên. Những nghiên cứu của các chuyên gia đã chỉ ra rằng, quy tắc xuất xứ trong các FTA có thể giúp các nước thành viên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nhà đầu tư đến từ những nước không thuộc FTA. Nói cách khác, việc thiết lập một quy tắc xuất xứ phù hợp có thể thành công trong việc tạo ra các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ các nước không thuộc FTA, thâm nhập vào FTA thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đối với mỗi quốc gia, quy tắc xuất xứ là một công cụ quan trọng, giúp xác định rõ ràng mức thuế áp dụng với hàng hóa nhập khẩu. Khi hàng hóa có xuất xứ từ những quốc gia không tồn tại thỏa thuận ưu đãi thuế quan với quốc gia nhập khẩu, sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị áp dụng mức thuế suất nhập khẩu cao, và đương nhiên lợi ích kinh tế của nhà sản xuất sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tuy nhiên, giải pháp tốt để các nhà sản xuất giảm thiểu chi phí bỏ ra là đầu tư trực tiếp vào chính các quốc gia này. Cách làm này sẽ tránh được việc phải trả một mức thuế cao đối với hàng hóa nhập khẩu, thông qua hoạt động sản xuất và cung cấp hàng hóa từ cơ sở sản xuất được thành lập ngay trên nước thành viên, nơi có thị trường tiêu thụ.

Đối với các thị trường tiêu thụ tiềm năng với nhiều lợi thế về đầu tư (nguyên vật liệu, nhân công, chính sách, pháp luật…) thì đây là một giải pháp đầu tư tốt, tạo ra lợi ích lớn lao cho chính bản thân quốc gia tiếp nhận đầu tư lẫn nhà đầu tư đến từ quốc gia không tham gia hiệp định tự do thương mại. Ngoài ra, ở các nước đang phát triển có tham gia các FTA, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây, thúc đẩy sự hình thành các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyên sản xuất để xuất khẩu, vừa tận dụng được nguồn lực vốn có lẫn ưu đãi thuế quan. Trong trường hợp này, ưu đãi thuế quan có được xuất phát từ việc hàng hóa xuất khẩu được mang xuất xứ của nước tham gia FTA.

Thứ ba, quy tắc xuất xứ hàng hóa trong các FTA thế hệ mới, trong đó có CPTPP, RCEP, EVFTA có tính phức tạp, là sự kết hợp của nhiều tiêu chí xác định xuất xứ hàng hóa. Khác với các quy tắc xuất xứ khác trong hệ thống quy tắc xuất xứ, quy tắc xuất xứ trong CPTPP, RCEP, EVFTA có tính phức tạp và thường là sự thể hiện cho đặc thù của liên kết nội khối. So với các QTXX trong các FTA truyền thống, QTXX trong CPTPP, RCEP, EVFTA cũng sử dụng các tiêu chí, phương pháp xác định xuất xứ hàng hóa phổ biến của thương mại quốc tế là tiêu chí hàng hóa thuần túy, tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa, tiêu chí tỷ lệ phần trăm giá trị và tiêu chí công đoạn gia công, chế biến hàng hóa.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào đối tác ký kết FTA mà các phương pháp và công thức tính toán theo từng tiêu chí có sự phức tạp và ngặt nghèo hơn so với các quy tắc xuất xứ ưu đãi theo FTA truyền thống khác. Ngoài ra, căn cứ vào đặc tính của một số loại hàng hóa mà trong các FTA thế hệ mới như CPTPP, RCEP, EVFTA còn tồn tại nhiều tiêu chí xuất xứ mặt hàng cụ thể khác, như quy tắc “từ sợi trở đi” áp dụng đối với hàng dệt may; quy tắc “phản ứng hóa học”, “nguyên vật liệu tiêu chuẩn” áp dụng đối với sản phẩm hóa chất, xăng dầu…

Kể từ những năm 1990, các FTA ra đời đã đi kèm với việc thiết kế và thực hiện các QTXX ít minh bạch, hạn chế và thường khác biệt giữa các bộ QTXX. Khi QTXX phức tạp hơn sẽ dẫn đến chi phí giao dịch cao hơn và hạn chế việc sử dụng các ưu đãi thương mại đa phương chính thức. Cho nên, cũng tương tự như QTXX trong FTA truyền thống, QTXX trong các FTA thế hệ mới như CPTPP, RCEP, EVFTA cũng là yếu tố tạo nên hiệu ứng bát mì, làm phức tạp hệ thống QTXX của những quốc gia có xu hướng hội nhập sâu rộng với thương mại quốc tế.

Hướng dẫn vận dụng Quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định thương mại thế hệ mới

Đơn vị thực hiện: Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương). Sở Công Thương Thành phố Hà Nội

Năm 2019 được đánh giá là một năm Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế sâu và rộng khi đã chính thức thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và ký kết Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu – EU (EVFTA). Đến nay, Việt Nam đã tham gia 16 Hiệp định thương mại tự do trong khuôn khổ khu vực (ASEAN và ASEAN+) và các Hiệp định song phương. Việc Việt Nam chủ động tham gia vào các Hiệp định thương mại Tự do (FTA) đã mang lại nhiều cơ hội lớn cho doanh nghiệp, góp phần phát huy lợi thế, nâng cao tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu.
Hiệp định CPTPP và EVFTA là hai FTA thế hệ mới, mang lại nhiều tác động tích cực đến nhiều mặt của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là tăng trưởng xuất nhập khẩu. Mỗi FTA Việt Nam tham gia có quy tắc xuất xứ ưu đãi riêng và tương ứng với các mức thuế suất ưu đãi cam kết khác nhau. Quy tắc xuất xứ ưu đãi tạo ra sự phân biệt giữa hàng hóa đáp ứng xuất xứ trong FTA và hàng hóa có xuất xứ ngoài FTA. Nhằm giúp doanh nghiệp Thành phố Hà Nội khai thác tốt hơn ưu đãi thuế quan của các thị trường xuất khẩu chủ lực thuộc Hiệp định CPTPP và EVFTA, Cục Xuất nhập khẩu và Sở Công Thương Thành phố Hà Nội phối hợp biên soạn cuốn “Hướng dẫn vận dụng Quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại thế hệ mới”. Đây là tài liệu tra cứu tương đối đầy đủ về cam kết thuế quan của các nước đối tác và quy tắc xuất xứ của các mặt hàng xuất khẩu là thế mạnh của Thành phố Hà Nội.

Bản mềm tài liệu được đính kèm dưới đây: Hướng dẫn vận dụng Quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định thương mại thế hệ mới

Về WorldCourier- công ty vận tải hàng không chuyên nghiệp, uy tín

worldcourier
worldcourier

WorldCourier chuyên cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế và nội địa nhanh chóng, uy tín, chất lượng cao. Sứ mệnh của chúng tôi là đem đến sự hài lòng cho quý khách.

Chúng tôi tự tin cung cấp các dịch vụ chuyển phát nhanh đa dạng mặt hàng với thời gian vận chuyển nhanh chóng, uy tín và giá rẻ nhất hiện nay.

Hệ thống đối tác rộng lớn: 

  • Các hãng Forwarder: Indochinapost, ViettelCargo.com, UPSVietnam, DHLVietnam, FedExVietnam,..
  • Các hãng hàng không: American Airlines, United Airlines, Cathay Pacific,….

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu quý khách còn bất kỳ thắc mắc nào, đội ngũ nhân viên tư vấn của WorldCourier sẽ hỗ trợ và tư vấn quý khách hết mình!!!

Hướng dẫn điều chỉnh Manifest

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *