Air-Sea – Xu hướng vận tải xanh cho năm 2021

Vận tải có một chức năng quan trọng đặc biệt là trong việc vận chuyển hàng hóa. Vận tải rất cần thiết đối với tất cả các giai đoạn quá trình sản xuất. Từ khâu đầu vào khi vận chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, vật liệu cho quá trình sản xuất đến khâu đầu ra là vận chuyển thành phẩm sau khi sản xuất. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng được nâng cao. Cùng WorldCourier Nắm bắt các xu hướng vận chuyển tiết kiệm nhiên liệu và góp phần bảo vệ môi trường qua bài viết dưới đây nhé !

 

5 Xu hướng vận tải hàng không bền vững trên thế giới năm 2021

Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA) ước tính có khoảng 7,4 tỷ kiện hàng được vận chuyển. Khoảng 2,5 triệu người được cứu sống mỗi năm nhờ vắc xin được vận chuyển qua đường hàng không.

Vận tải hàng không cũng gây ra 2% lượng khí thải carbon toàn cầu. Điều này thúc đẩy các công ty hàng không tìm kiếm các chiến lược mới để ngành hàng không có thể phục hồi bền vững hơn hậu COVID-19.

 

Vạn chuyển hàng hoá bằng đường hàng không

Nhiên liệu hàng không bền vững (SAF)

SAF có thể được tạo ra từ nguyên liệu thô, phụ phẩm nông nghiệp, tảo, dầu thải và thậm chí cả carbon. Norsk E-fuel thu nhận và xử lý carbon để tạo ra một SAF sáng tạo.

Các hình thức SAF khác nhau đã có sẵn với số lượng tương đối nhỏ, nhưng đang ngày càng phổ biến. Theo Nhóm Hành động Vận tải Hàng không (ATAG), SAF có thể có lượng phát thải KNK ít hơn tới 80% so với nhiên liệu truyền thống. ATAG tuyên bố rằng SAF cũng tạo ra lượng phát thải lưu huỳnh và chất dạng hạt thấp hơn, giúp không khí sạch hơn. Nhưng hiệu quả thực tế phụ thuộc vào thành phần của SAF và lượng được pha trộn với nhiên liệu thông thường.

Máy bay hiệu quả hơn

Các hãng vận tải hàng không, bao gồm FedEx và UPS, đang đầu tư vào các máy bay hiệu quả hơn để giảm lượng khí thải. Họ đang xem xét thiết kế, trọng lượng và hiệu quả sử dụng nhiên liệu để giảm thiểu tác động đến môi trường khi cố gắng giao các gói hàng đến tận nhà khách hàng một cách nhanh chóng hơn.

Sự gia tăng của số hóa vận tải hàng không

Mặc dù đã xuất hiện được một thời gian, vận tải được điện tử hóa (e-freight) vẫn đang chiếm được vị thế trong các chuyến hàng bằng đường hàng không. E-freight số hóa tất cả các thủ tục giấy tờ cần thiết của mỗi chuyến bay. Từ chi tiết lô hàng đến biểu mẫu hải quan, vận chuyển điện tử giúp hạn chế giấy và trở nên nhanh chóng, hiệu quả hơn. Theo báo cáo của Swiss WorldCargo với tiêu đề “Các vấn đề về hàng hóa”, những lợi ích của e-freight rất rõ nét. “Những lợi thế là rõ ràng: e-freight giảm chi phí, cải thiện độ chính xác của dữ liệu, tăng tốc quá trình và giúp ích cho môi trường”- Báo cáo cho biết.

Thiết bị tải có trọng lượng nhẹ (ULD)

Các nhà sản xuất ULD hiện đang cung cấp các pallet và container nhẹ để vận chuyển tổng hợp các lô hàng rời. Trọng lượng giảm giúp tiết kiệm nhiên liệu.

Trong một số trường hợp, ULD nhẹ hơn có thể cho phép vận chuyển nhiều gói hàng hơn cùng một lúc nếu yếu tố giới hạn là trọng lượng. Mặc dù điều này sẽ không làm giảm việc sử dụng nhiên liệu cho chuyến bay đó. Nhưng nó vẫn sẽ giúp tăng hiệu quả vì có thể vận chuyển nhiều hàng hơn trên mỗi máy bay.

Đầu tư vào bù trừ carbon

Nhiều công ty đang đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng về môi trường để đạt được trong thời gian kỷ lục. Bù trừ carbon có thể giúp ngành vận tải hàng không thu hẹp khoảng cách khi nghiên cứu và triển khai các kỹ thuật mới. Nhằm nâng cao hiệu quả và tính bền vững của các hoạt động trực tiếp.

Bù trừ carbon là gì? Nói một cách đơn giản, đó là một khoản đầu tư vào một thứ gì đó kéo carbon dioxide ra khỏi khí quyển để bù lại lượng khí thải ở một khu vực khác. Một trong những khoản đầu tư bù trừ carbon phổ biến nhất là trồng cây. Tùy thuộc vào vị trí, điều kiện và loại cây, sẽ có một lượng carbon nhất định được hấp thụ. Tính toán sơ bộ cho thấy cần khoảng 15 cây để bù trừ 1 tấn carbon đã bị thải ra.

5 xu hướng phát triển bền vững vận tải biển năm 2021

Cùng với nhiều loại hình vận tải như đường sắt, đường bộ, đường hàng không, vận tải đường biển là một bước tiến mới trong ngành vận tải.

Theo Quỹ bảo vệ Môi trường (Environmental Defense Fund-EDF), “vận tải biển đảm nhận khoảng 90% thương mại thế giới nhưng cũng chiếm 3% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu”. Do đó, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) đang ráo riết các biện pháp hướng tới hoạt động bền vững của ngành vận tải biển. Dưới đây là năm xu hướng phát triển bền vững của ngành vận tải biển trong năm 2021.

 

Xu hướng Vận chuyển hàng hoá bằng đường biển

Nhiên liệu lưu huỳnh thấp

Phát thải lưu huỳnh dẫn đến hủy hoại môi trường, nhiều sinh vật chết sớm do ô nhiễm không khí và đồng thời cũng gây ra thiệt hại kinh tế. IMO yêu cầu các hãng vận tải sử dụng nhiên liệu có khối lượng dưới 0,5% oxit lưu huỳnh (SOx) như dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh rất thấp (VLSFO) và dầu khí biển (MGO).

Trong quý đầu tiên năm 2020, giá VLSFO ở mức cao, nhưng COVID-19 đã làm giảm giá VLSFO trong khi giá dầu nhiên liệu nặng lưu huỳnh (HFO) tương đối không đổi. Nhiều nhà khai thác tàu chuyển sang VLSFO. Một số nhà khai thác tàu cũng đang tìm cách sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) để thay thế.

 Hệ thống lọc (scrubbers)

Các tàu có thể tiếp tục sử dụng 3,5% lưu huỳnh HFO. Đáp ứng tiêu chuẩn IMO 2020 nếu được lắp đặt máy lọc để giảm lượng khí thải lưu huỳnh. Đại dịch đã thu hẹp khoảng cách về giá giữa VLSFO và HFO. Đáp lại, ít tàu hơn được lắp hệ thống máy lọc vì lợi thế về giá nhỏ hơn nhiều.

Chuyển đổi kỹ thuật số

Đại dịch COVID-19 đang buộc các chuỗi cung ứng phải giải quyết vấn đề về an toàn và hiệu quả. Vận chuyển đang chuyển sang số hóa từ các biểu mẫu hải quan để xác nhận đơn hàng khi các hiệp định thương mại mới có hiệu lực. Tiết kiệm thời gian nhờ sử dụng tài liệu kỹ thuật số tiết kiệm, giảm rủi ro lây lan COVID-19 do tiếp xúc trực tiếp, giảm sự phụ thuộc vào giấy và tiết kiệm tiền.

Quy định mới của EU có hiệu lực vào năm 2021 sẽ làm phát sinh hàng trăm triệu tờ khai được thực hiện mỗi năm. Riêng Brexit có thể khiến tăng nửa triệu tờ khai mỗi tuần. Giám đốc kỹ thuật của Metro Shipping tại Vương quốc Anh, Simon George cho biết “sự cộng tác và trao đổi dữ liệu là hoàn toàn cần thiết để có một giải pháp bền vững”.

TẠM KẾT

Có thể thấy khi thế giới đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu ngày một gia tăng. Sử dụng nguyên vật liệu thân thiện với môi trường luôn là ưu tiên hàng đầu trong mọi hoạt động từ khâu sản xuất đến vận chuyển. Bài viết trên đây phần nào cho chúng ta hiểu hơn về các xu hướng vận tải mới hướng đến các công nghệ mới và sử dụng nguồn nguyên liệu sạch.

Nguồn Logistics.gov.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *