Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 lên chuỗi cung cung ứng (P2)
7 YẾU TỐ CỐT LÕI TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG VỮNG MẠNH (RESILIENT SUPPLY CHAIN)
Ảnh hưởng của COVID-19 lên chuỗi cung ứng toàn cầu đã quá rõ ràng qua các ví dụ như thiếu hụt container và chip vi xử lý. Bây giờ, chủ đề quan tâm chính của các nhà quản lý chuỗi cung ứng là làm thế nào để chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng tiếp theo, chuẩn bị cho một Covid thứ hai, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của nó lên chuỗi cung ứng. Mặc dù việc các công ty hiểu và giảm thiểu rủi ro mà chuỗi cung ứng chuỗi cung ứng của họ phải đối mặt là cần thiết, nhiều doanh nghiệp quá tập trung vào quản lý rủi ro mà không quan tâm đến một mục tiêu quan trọng hơn – xây dựng chuỗi cung ứng vững mạnh có khả năng tiếp tục hoạt động bình thường sau khi rủi ro xảy ra.
Để xây dựng một chuỗi cung ứng vững mạnh, các doanh nghiệp cần chuẩn bị, dự đoán các hậu quả của các rủi ro lớn và nhỏ. Từ đó, củng cố chuỗi cung ứng của mình để có thể chống lại và phục hồi từ những hậu quả đó. Nói cách khác, xây dựng tính vững mạnh yêu cầu doanh nghiệp cần tập trung vào quản lý các yếu tố cốt lõi của chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng bởi rủi ro. Cách tiếp cận này đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ tập đầu tư vào việc quản lý rủi ro mà còn lập nên các kế hoạch phản ứng để duy trì hoạt động khi gặp phải rủi ro. Bài viết này sẽ giới thiệu bảy yếu tố cốt lõi của một chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp có thể dựa vào để xây dựng chuỗi cung ứng vững mạnh.
Quản lý rủi ro là chưa đủ
Chỉ tập trung vào quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứng là theo đuổi một mục tiêu không bao giờ đạt được. Bởi khi hoạt động, có vô số các rủi ro, từ vô vàn nguyên nhân khác nhau dẫn đến ảnh hưởng lên chuỗi cung ứng. Nhìn chung, rủi ro chuỗi cung ứng được chia thành các loại như thiên tai (trận động đất và sóng thần ở Nhật Bản), tai nạn công nghiệp (vụ nổ cảng ở Beirut), sự cố cơ sở hạ tầng (tàu Ever Given gặp nạn ở kênh đào Suez), tấn công khủng bố (sự kiện 9/11 ở Hoa Kỳ) và rủi ro từ lao động (đình công ở công ty Amazon). Tập đoàn General Motors nhận định được đến hơn 120 rủi ro vĩ mô về mặt tài chính, chiến lược doanh nghiệp, hoạt động vận hành và những rủi ro này có thể trở thành hàng nghìn rủi ro nhỏ lẻ khác trong hoạt thường ngày của doanh nghiệp. Vì thế, các doanh nghiệp không thể tạo ra các kế hoạch quản lý và giảm thiểu thiệt hại cho mọi loại rủi ro. Thay vào đó, họ chỉ nên tìm cách quản lý những rủi ro quan trọng nhất, có sức ảnh hưởng lớn nhất và làm cho chuỗi cung ứng của họ đủ vững mạnh để chịu đựng những ảnh hưởng từ các rủi ro đấy.
Chung quy lại, quản lý rủi ro là giảm xác suất mà công ty gặp phải rủi ro, trong khi xây dựng tính vững mạnh là tạo khả năng cho chuỗi cung ứng tiếp tục hoạt động khi đối mặt với ảnh hưởng từ các sự kiện rủi ro. Dù doanh nghiệp có quản lý rủi ro tốt đến mấy thì họ vẫn phải xây dựng tính vững mạnh trong chuỗi cung ứng vì khả năng rủi ro xảy ra không bao giờ bằng 0.
7 yếu tố cốt lõi trong việc xây dựng chuỗi cung ứng vững mạnh
Việc tạo ra một chuỗi cung ứng vững mạnh bắt đầu bằng việc tạo ra các kế hoạch đảm bảo kinh doanh liên tục (Business Continuity Plan – BCP) để đảm bảo hoạt động doanh nghiệp vẫn tiếp tục được diễn ra khi chuỗi cung ứng gặp phải rủi ro. Các BPD sẽ được xây dựng dựa trên 7 yếu tố cốt lõi của chuỗi cung ứng mà có thể bị ảnh hưởng bởi các loại rủi ro. Từ đó, doanh nghiệp chỉ cần quản lý 7 yếu tố này nhằm giảm thiểu và khắc phục hệ quả từ bất kỳ rủi ro nào.
-
Năng lực thu mua nguyên liệu (duy trì nguồn cung cấp).
-
Năng lực vận chuyển sản phẩm.
-
Năng lực liên lạc với các thành viên trong chuỗi cung ứng.
-
Năng lực thích nghi (hoạt động sản xuất).
-
Năng lực nguồn nhân lực (nhân sự).
-
Năng lực tài chính.
-
Năng lực phân phối sản phẩm cho khách hàng.
Bằng việc phân loại các rủi ro chuỗi cung ứng thành ảnh hưởng lên 7 năng lực cốt lõi. Doanh nghiệp sẽ chuyển từ quản trị vô số rủi ro đến quản trị ảnh hưởng của rủi ro lên 7 loại năng lực cốt lõi của chuỗi cung ứng của mình. Nói cách khác, trong khi các nguồn rủi ro là không giới hạn, kết quả của các ảnh hưởng từ rủi ro thì chỉ có 7 loại này thôi. Ví dụ những rủi ro sau đây:
-
Bão làm cho nhà cung cấp ở miền Trung không hoạt động được
-
Covid-19 làm cho nhà cung cấp ở Trung Quốc không chuyển hàng được
-
Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chỉ thị 16
Đây là 3 loại rủi ro khác nhau (thiên tai, dịch bệnh, lao động). Tuy nhiên, hậu quả của các rủi ro này lên chuỗi cung ứng chỉ là mất Năng lực thu mua nguyên liệu (duy trì nguồn cung cấp). Từ đó, doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào quản lý hậu quả rủi ro và xây dựng lại năng lực cốt lõi bị mất, thay vì tập trung vào quản lý nhiều loại rủi ro khác nhau.
Những câu hỏi chưa có lời giải
Tuy nhiên, việc thực hành xây dựng một chuỗi cung ứng vững mạnh không phải dễ dàng và đơn giản. Doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều câu hỏi như “làm sao để xây dựng lại năng lực cốt lõi?”, “ tôi phải đầu tư bao nhiêu nguồn lực vào việc này?” v.v. Tuy nhiên nói chung lại thì, quản lý 7 năng lực cốt lõi thì sẽ dễ dàng hơn so với quản lý hàng nghìn rủi ro khác nhau.
XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG VỮNG MẠNH (RESILIENT SUPPLY CHAIN), BÀI HỌC TỪ COVID-19
Bài viết trước đã phân tích 7 yếu tố cốt lõi của chuỗi cung ứng, và từ đó đưa ra hướng đi cho doanh nghiệp trong việc xây dựng chuỗi cung ứng vững mạnh. Trong phần này, ảnh hưởng của COVID-19 lên chuỗi cung ứng sẽ được so sánh với ảnh hưởng từ các sự kiện trước đó như chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, khủng hoảng tài chính năm 2008, v.v.
So sánh các sự kiện ảnh hưởng lên chuỗi cung ứng
Ma trận được đính kèm liệt kê các sự kiện trước đây và nêu ra những khu vực địa lý bị ảnh hưởng. Tùy vào loại khủng hoảng như thiên tai hay tài chính, ảnh hưởng lên chuỗi cung ứng có thể chỉ nằm trong quy mô cục bộ tại một số địa điểm. Tuy nhiên, đối với chuỗi cung ứng toàn cầu, những sự kiện gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng ở quy mô cục bộ, nhỏ lẻ cũng có thể nhanh chóng trở thành những tác động vĩ mô. Một yếu tố khác được nhắc đến trong ma trận là ảnh hưởng thứ cấp (Secondary) – có thể được hiểu là ảnh hưởng lên các năng lực cốt lõi còn lại do mất đi một hoặc nhiều yếu tố cốt lõi của chuỗi cung ứng. Ví dụ, phun trào núi lửa ở Iceland vào năm 2010 đã làm suy giảm năng lực vận chuyển hàng hóa, và đồng thời làm giảm khả năng thu mua nguyên vật liệu của nhiều công ty. Đối với COVID-19, có thể thấy sự thiếu hụt năng lực vận chuyển hàng hóa do các chính sách phòng chống dịch bệnh đã dẫn đến ảnh hưởng thứ cấp là nhiều công ty không thể giao đơn đặt hàng và duy trì chất lượng dịch vụ.
7 yếu tố cốt lõi được đánh giá dựa trên tình trạng có bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng hay không và được chia theo các mức ảnh hưởng từ: không có ảnh hưởng đáng kể (màu xanh), ảnh hưởng thứ cấp (màu cam), ảnh hưởng cục bộ trong khu vực (màu vàng) và ảnh hưởng quy mô toàn cầu (màu đỏ). Việc phân loại theo mức ảnh hưởng này sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được kế hoạch xây dựng tính vững mạnh thích hợp nhất. Ví dụ, nếu yếu tố cốt lõi bị ảnh hưởng trong thời gian ngắn – trong vài ngày vài ngày thì ảnh hưởng này không đủ cấp bách để công ty đầu tư nguồn lực vào. Thay vào đó, hàng tồn kho dự phòng có thể được sử dụng để đảm bảo chuỗi cung ứng tiếp tục vận hành. Ma trận cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về những ảnh hưởng từ các sự kiện lên 7 yếu tố cốt lõi. Tuy nhiên, việc xác định các ảnh hưởng thứ cấp vẫn còn bị hạn chế.
Đối với COVID-19, ảnh hưởng của đại dịch có thể được xem xét qua hai chuỗi cung ứng – hàng thiết yếu và hàng không thiết yếu. Nhiều công ty sản xuất hàng không thiết yếu bị buộc phải đóng cửa bởi quy định của chính phủ, dẫn đến gần như mất toàn bộ các yếu tố cốt lõi. Mặt khác, các công ty sản xuất hàng thiết yếu lại gặp vấn đề ngược lại: nhu cầu tăng cao trong khi phải đối mặt với nguồn cung nguyên vật liệu ít ỏi và mất đi nguồn nhân lực.
Một số điểm đáng chú ý của ảnh hưởng COVID-19 lên chuỗi cung ứng
So với các sự kiện khủng hoảng trước, ảnh hưởng do COVID-19 kéo dài lâu hơn và tác động lên quy mô lớn. So với bão Katrina xảy ra năm 2005, bão Katrina chỉ ảnh hưởng lên một khu vực địa lý cục bộ tại miền nam Hoa Kỳ, và các doanh nghiệp nằm ngoài khu vực này không bị ảnh hưởng mấy. So với động đất và sóng thần tại Nhật Bản vào năm 2011. Mặc dù chuỗi cung ứng toàn cầu đã bị ảnh hưởng, tuy nhiên chỉ có năng lực cung cấp là bị ảnh hưởng nặng nề nhất do Nhật Bản là nơi tập trung đông các cơ sở sản xuất. Các yếu tố còn lại chỉ bị ảnh hưởng trên quy mô cục bộ và chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn gần như hoạt động bình thường.
Để đo mức vững mạnh của chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp, chúng ta có thể sử dụng thời gian phục hồi (time-to-recover TTR) và thời gian tồn tại (time-to-survive TTS). TTR đo lượng thời gian cần thiết để doanh nghiệp xây dựng lại yếu tố cốt lõi bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng và TTS đo lường thời gian chuỗi cung ứng của doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động trước khi bị đứt gãy hoàn toàn. Nếu TTR ngắn hơn TTS, thì chuỗi cung ứng của công ty có tính vững mạnh vì nó có thể phục hồi trước khi toàn bộ chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Ngược lại, nếu TTS dài hơn TTR, khoảng thời gian TTR sau khi TTS kết thúc chính là khoản thời gian doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nhất, vì khi đó chuỗi cung ứng đã bị gián đoạn hoặc tê liệt trong khi doanh nghiệp vẫn chưa hoàn thành xây dựng lại các yếu tố cốt lõi.
Ok, vậy thì yếu tố cốt lõi nào tốn nhiều TTR nhất? Nói cách khác, yếu tố cốt lõi nào khó xây dựng lại nhất sau khi bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng? Do tính chất đặc thù giữa các công ty, các ngành nghề khác nhau, nên TTR cũng như thời gian để phục hồi sau khủng hoảng cũng khác nhau. Thường thì xây dựng lại khả năng cung cấp có lẽ là nhiệm vụ khó khăn nhất. Sau đây là tổng hợp các tác nhân ảnh hưởng đến việc xây dựng lại yếu tố cốt lõi.
-
Năng lực thu mua nguyên liệu (duy trì nguồn cung cấp): mức độ sử dụng vốn của chuỗi cung ứng, thời gian để tối ưu hóa công suất của năng lực thay thế, thời gian xây dựng lại năng lực thu mua (vài tháng đến vài năm)
-
Năng lực vận chuyển sản phẩm: các loại phương tiện vận chuyển, tuyến đường vận chuyển, nhân công, thiết bị vận chuyển. Các yếu tố này thay đổi theo loại hình vận tải, ví dụ: thay thế đội tàu biển sẽ lâu hơn và mắc tiền hơn thay thế xe tải vận chuyển.
-
Năng lực liên lạc với các thành viên trong chuỗi cung ứng: các thiết bị dùng để liên lạc với các thành viên trong và ngoài doanh nghiệp, các thành viên trong chuỗi cung ứng. Thời gian xây dựng lại năng lực này khá ngắn.
-
Năng lực thích nghi (dành cho hoạt động sản xuất): nguồn nhân lực, thiết bị, và cơ sở vật chất. Tùy theo loại hình mà thời gian xây dựng lại năng lực có thể kéo dài từ vài tháng (ví dụ: thay đổi các cơ sở kho bãi) đến vài năm (ví dụ: xây dựng nhà máy mới)
-
Năng lực nguồn nhân lực (nhân sự): tùy vào nguồn nhân lực và kỹ năng tay nghề của lao động. Thời gian xây dựng lại năng lực này khá ngắn.
-
Năng lực tài chính: tiền mặt, vốn, tỷ lệ vốn lưu động, tỷ lệ sinh lời, tỉ lệ D/E, v.v. Tùy theo các tỉ lệ này mà thời gian hồi phục sẽ ngắn với doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt và dài với doanh nghiệp có năng lực tài chính kém.
-
Năng lực phân phối sản phẩm cho khách hàng: các kênh phân phối sản phẩm đến khách hàng, người tiêu dùng. Việc đánh giá thời gian phục hồi cho năng lực này trở nên phức tạp hơn khi thương mại điện tử phát triển và bán lẻ truyền thống trên đà suy giảm.
Tương lai của xây dựng chuỗi cung ứng vững mạnh
Như phân tích ở trên, các ảnh hưởng lên chuỗi cung ứng – và cách doanh nghiệp phản ứng – có những thách thức và đặc điểm riêng biệt, và những điểm khác biệt này có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về xây dựng chuỗi cung ứng vững mạnh và quản lý rủi ro trong tương lai.
Theo Supply Chain Management Review
Cảm ơn bạn đã đọc đến đây. Trên đây là toàn bộ bài viết “Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 lên chuỗi cung cung ứng’ WorldCourier hy vọng những kiến thức này hữu ích cho bạn! và nếu cần hỗ trợ, hãy cứ nhấn gọi WorldCourier nhé!
Xem thêm: