Theo dự báo của Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế – IATA, quý I đã chứng kiến sự tăng mạnh của giá cước hàng không cũng như nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện này, tăng cao với 14% và 4.2% công suất vận chuyển. Theo đà tăng trưởng, số liệu của Drewry’s Sea & Air Shipper Insightchỉ ra giá cước tiếp tục leo thang trong tháng 4, đạt 2.87USD/kg mặc dù có sự giảm nhẹ trong tháng tiếp theo với2.78USD/kg.
Từ những thông tin trên, liệu sự thay đổi liên tục của giá cước hàng không có ảnh hưởng như thế nào đến
- Ngành công nghiệp vận chuyển hàng không
- Tình hình hoạt động của các hãng hàng không
- Và cuối cùng, đến các chủ hàng và các forwarder.
Để tìm cho câu trả lời này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây từ Manel Galindo – giám đốc điều hành của Freighto WebCargo nhé!
———————————————
Tham khảo bài viết từ trang airgonews.net, Manel Galindo chỉ ra rằng thực tế biến động giá cước hàng không từ đầu năm đến nay ảnh hưởng không nhỏ đến 3 đối tượmg sau đây:
1. Ngành công nghiệp hàng không
Thực chất, việc giá cước thay đổi một cách linh động lại là một điều tích cực cho ngành công nghiệp hàng không. Giá cước thấp sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng. Khi đó, chiến thuật giá này khuyến khích các hãng hàng không tận dụng triệt để công suất vận chuyển hàng hóa của phương tiện. Nhờ vậy mà họ sẽ không cần đầu tư vào một công cụ “đệm giá” nào để bù cho phần diện tích hàng hóa trống của máy bay.
2. Các hãng hàng không
Trong thời gian gần đây, tuy nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không tăng mạnh, song, khả năng tối ưu hóa không gian chứa hàng lại không hiệu quả, với mức sử dụng không gian trung bình hiện nay chỉ đạt dưới 45%.
Do vậy, việc thay đổi giá cước một cách liên tục khiến giá cước đôi khi “dễ chịu” hơn nên không gian chứa hàng hóa được tối ưu hóa với một mức cước vô cùng hợp lí trên thị trường.
Hơn nữa, nhà vận tải (ở đây chính là các hãng hàng không) có thể tăng trưởng lợi nhuận của mình cùng sản lượng hàng chuyên chở bằng những dịch vụ mang lại giá trị cho khách hàng, chẳng hạn, thực hiện quy trình gom hàng (consolidation) từ những khách hàng có lượng hàng nhỏ lẻ.
Ở khía cạnh khác, nếu xây dựng chiến lược định giá một cách linh động thì liệu những chiến dịch quảng cáo của các hãng hàng không sẽ thành công?
Theo Manel Galindo, khuyến mãi luôn có mục đích đặc biệt khác – kích thích và gợi ra nhu cầu cho khách hàng kèm với các giá trị kèm theo chứ không đơn thuần chỉ đưa ra mức phí thấp hơn.
Hơn nữa, các hãng hàng không có thể đẩy mạnh phân khúc du lịch bằng hàng không bằng sự kết hợp giữa hai chiến lược trên.
3. Các forwarder và chủ hàng
Theo yêu cầu trong quy trình báo giá, sau khi kiểm tra các mức cước, forwarder sẽ liên hệ với hãng vận chuyển để cùng thỏa thuận hợp tác và đưa ra mức cước có lợi nhất cho cả họ và khách hàng.
Nhưng với tình trạng giá cả biến động, thì dường như các forwarder sẽ được lợi hơn hẳn vì họ không cần tốn nhiều thời gian kiểm tra mức giá cũng như không cần lãng phí thời gian đàm phán của nhà vận tải mà vẫn mang lại một mức cước tốt cho khách hàng.
Tuy vậy, các chủ hàng lại gặp khó khăn trong việc kiểm soát giá cả cũng như bảo đảm rằng mình đã ký được một hợp đồng với giá cước hợp lý với bên vận tải.
Nói cách khác, các forwarder và nhà vận tải cần dành nhiều thời gian đàm phán và thảo luận để đưa ra mức giá hợp lý cuối cùng, đáp ứng triệt để nhu cầu khách hàng. Khi đó, tình trạng giá biến động không chỉ mang lại mức phí tốt nhất mà còn đưa ra sự lựa chọn cũng như tính minh bạch trong quy trình thỏa thuận giá cước cho khách hàng.
Song, theo Manel Galindo, việc giá cước biến đông liên tục khiến khách hàng nghĩ rằng bên vận tải đang đầu tư để trục lợi hoặc cố tình đưa ra mức giá giả tạo. Tuy vậy, vấn đề này rất hiếm khi xảy ra.
Bằng cách loại bỏ chi phí không cần thiết, tăng công suất chứa hàng và cung cấp khách hàng nhiều sự lựa chọn về mức phí với tính minh bạch, tình trạng định giá cước một cách linh hoạt ắt là một chiến lược hiệu quả cho tất cả các cá nhân trong ngành công nghiệp vận chuyển hàng không.
THAM KHẢO VILAS