Hàng nặng (Weight cargo) là gì ? Quy định về cách cước phí vận chuyển đường bộ, đường thủy, đường hàng không ?
Hàng nặng (Weight cargo) là hàng mà trọng lượng 1 tấn (1.000kg) có dung tích bằng hoặc nhỏ hơn 1 mét khối (M3). Đơn giá cước cho hàng nặng thường được tính trên cơ sở trọng lượng. Thuật ngữ này còn được gọi là “deadweight cargo”.
1. Khái niệm hàng nặng :
Hàng nặng (Weight cargo) là hàng mà trọng lượng 1 tấn (1.000kg) có dung tích bằng hoặc nhỏ hơn 1 mét khối (M3). Đơn giá cước cho hàng nặng thường được tính trên cơ sở trọng lượng. Thuật ngữ này còn được gọi là “deadweight cargo”. Hàng nặng (Deadweight cargo) là thuật ngữ này còn được gọi là “weight cargo”.
2. Quy định về cách tính chi phí vận chuyển:
Giá cước vận chuyển hàng hóa đã được chính phủ quy định rõ ràng mà bất cứ công ty vận tải hoặc nhà xe nào cũng phải tuân theo.
Quy định về giá cước vận chuyển hàng hóa tại Việt Nam dựa trên 2 yếu tố là khối lượng hàng hóa và phương thức vận chuyển hàng. Đơn vị tính cước là T.Km.
Theo đó:
– Khối lượng hàng hóa tính cước là trọng lượng vận chuyển bao bì tính theo tấn (T)
– Khoảng cách tính cước vận chuyển là khoảng cách thực tế có hàng. Thông thường, khoảng cách tối thiểu là 1km.(Đơn vị tính: km)
3. Các phương thức vận chuyển hàng hóa hiện nay:
Khi muốn vận chuyển hàng hóa bắc nam bạn có thể thử bằng nhiều con đường khác nhau như đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không.
Vận tải đường bộ: Hàng hóa được vận chuyển chủ yếu bằng xe khách, xe tải rất linh hoạt mà giá cả lại phải chăng nên được rất nhiều khách hàng lựa chọn.
Vận tải đường thủy: Tuy không được linh hoạt như phương thức vận chuyển đường bộ nhưng cách vận chuyển này cũng được nhiều người lựa chọn vì giá rẻ và vận chuyển được khối lượng hàng lớn đi xa như xuất khẩu hoặc vận chuyển Bắc Nam.
4.Cách tính cước vận chuyển theo phương thức vận chuyển
Tương ứng với 4 phương thức vận chuyển hàng hóa được liệt kê ở trên, cách tính chi phí vận chuyển hàng hóa cũng có sự khác biệt đáng kể.
4.1 Cách tính cước vận chuyển đường bộ
Như đã nói ở trên, quy định về cách tính cước phí vận chuyển hàng hóa
dựa trên 2 yếu tố. Áp dụng vào đó có thể có cách tính cước vận chuyển đường bộ như sau:
Cách tính cước vận chuyển đường bộ = Khối lượng hàng hóa X Đơn giá của từng vùng trả hàng so với nơi gửi hàng
Trong đó, khối lượng hàng hóa được tính bằng:
– Tính khối lượng thực cho các hàng hóa nhẹ cân (tức là công ty vận chuyển sẽ tiến hành cân hàng hóa đó)
– Tính khối lượng quy đổi cho các hàng hóa nặng, cồng kềnh (áp dụng công thức: (Dài x Rộng x Cao)/5000).
Với công thức này thì cách tính cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
4.2. Cách tính cước phí vận chuyển đường biển
Cách tính cước phí vận chuyển đường biển không cố định mà phải căn cứ vào khoảng cách, trọng lượng, hãng tàu, Forwarder (trung gian vận chuyển). Các doanh nghiệp có thể tính chi phí vận chuyển hàng hóa đường biển bằng cách dưới đây.
Đơn vị tính cước vận chuyển đường biển được áp dụng theo 2 phương thức:
- Tính theo trọng lượng thực tế của hàng hóa vận chuyển (số kilogram)
- Tính chi phí vận chuyển hàng hóa theo thể tích của hàng hóa (Cbm : cubic meter hay còn gọi là mét khối): Dựa vào công thức (Dài x Rộng x Cao)
Sau đó áp dụng theo quy chuẩn quốc tế sẽ có được cách tính cước phí vận chuyển đường biển như sau:
- 1 tấn < 3 CBM: hàng hóa nặng, cách tính áp dụng theo bảng giá KGS
- 1 tấn >= 3 CBM: hàng hóa nhẹ, cách tính áp dụng theo bảng giá CBM
4.3. Bảng giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không :
Bảng giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không được quy định một cách thống nhất tại các biểu cước.
Được thể hiện một cách chi tiết trong những quy định, quy quy tắc riêng về cách thức tính cước và phát hành biểu cước hàng không TACT (The Air Cargo Tariff) của Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế IATA (International Air Transport Association):
Cước vận chuyển hàng không = Đơn giá cước x Khối lượng hàng hóa
Lưu ý khi tính cước vận chuyển đường hàng không sẽ có sự so sánh giữa hai đơn vị đó là KGS và CBM, và toàn bộ được quy về theo KGS.
- Trọng lượng: Cân nặng thực tế của đơn hàng (ĐVT: KGS)
- Khối lượng: Cân nặng của đơn hàng sau khi quy đổi từ thể tích (công thức: (dài x rộng x cao)/5000 – ĐVT: KGS)
- Nếu trọng lượng > khối lượng: Tính cước vận chuyển theo đơn giá KGS
- Nếu trọng lượng < khối lượng: Tính cước vận chuyển theo đơn giá CBM
4.4. Giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt :
Riêng cách tính giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt đã được quy định cụ thể tại thông tư 83/2014 – Bộ giao thông vận tải
- Hàng hóa lẻ tính theo trọng lượng thực tế, tối thiểu là 20 kg. Còn nếu trên 20 kg thì phần lẻ dưới 5kg được quy tròn là 5kg.
- Hàng nguyên toa sẽ tính theo trọng tải kỹ thuật cho phép của tàu.
Nếu trong toa có nhiều hàng hóa với mức cước khác nhau người thuê vận tải sau khi tính riêng từng mặt hàng sẽ đưa ra tổng trọng lượng của hàng hóa. Không được thiếu mặt hàng nào để tránh bị tính mức phí cao nhất.
5. Một số quy định về vận chuyển hàng không hoạt động hàng không dân dụng:
– Ban hành điều lệ vận chuyển : Hãng hàng không có trách nhiệm xây dựng, đăng ký và ban hành Điều lệ vận chuyển. Điều lệ vận chuyển phải có các nội dung về quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển, quyền và nghĩa vụ của khách hàng phù hợp với các quy định của pháp luật.
– Thủ tục đăng ký điều lệ vận chuyển :
Hãng hàng không đề nghị đăng ký Điều lệ vận chuyển nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về các thông tin trong hồ sơ. Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao Điều lệ vận chuyển.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm xem xét và có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận đăng ký Điều lệ vận chuyển. Trong trường hợp không chấp thuận, phải nêu rõ lý do bằng văn bản. Trường hợp hồ sơ đề nghị đăng ký Điều lệ vận chuyển chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản đề nghị hãng hàng không hoàn chỉnh hồ sơ và thời hạn giải quyết tính từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định.
6. Cấp vận chuyển hàng không theo quy định pháp luật:
– Thủ tục cấp vận chuyển hàng không: Hãng hàng không Việt Nam đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không thường lệ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về các thông tin trong hồ sơ. Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bản sao Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay.
- Báo cáo về đường bay và kế hoạch khai thác dự kiến.
- Bản sao tài liệu xác nhận tư cách pháp nhân và Điều lệ của hãng.
– Hãng hàng không nước ngoài đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không thường lệ, ngoài các tài liệu tại khoản 1 Điều này, thành phần hồ sơ bao gồm: Văn bản của quốc gia hãng hàng không nước ngoài chỉ định hoặc xác nhận chỉ định hãng hàng không đó được quyền khai thác vận chuyển hàng không theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
-Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm xem xét, thẩm định việc cấp hoặc không cấp quyền vận chuyển hàng không. Trong trường hợp không cấp quyền vận chuyển hàng không, phải nêu rõ lý do bằng văn bản.Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản đề nghị hãng hàng không hoàn chỉnh hồ sơ và thời hạn giải quyết tính từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định.
– Căn cứ vận chuyển hàng không:
Nhu cầu thị trường:
- Đối với những đường bay mới chưa có hãng hàng không nào khai thác, quyền vận chuyển hàng không được cấp trên cơ sở đề nghị của hãng hàng không dự định khai thác đường bay đó.
- Đối với các đường bay đang khai thác, quyền vận chuyển hàng không được cấp căn cứ kết quả khai thác trên các đường bay này tại thời điểm hãng hàng không đề nghị cấp quyền.
Khả năng của hãng hàng không:
- Khả năng về tài chính, đội tàu bay, nhân lực.
- Tính khả thi của kế hoạch khai thác tại thời điểm hãng hàng không đề nghị cấp quyền.
Cân đối mạng đường bay và mục tiêu phát triển kinh tế:
- Khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng cảng hàng không, sân bay;
- Sự phát triển ổn định và hợp lý của các đường bay;
- Cân đối vận tải hàng không giữa các vùng, miền, có tính đến yếu tố kích cầu và khuyến khích khai thác đến các cảng hàng không tại các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa có nhu cầu thiết yếu về vận chuyển hàng không (đường bay thiết yếu), các cảng hàng không có lượng khai thác thấp, thực tế khai thác các đường bay thiết yếu của các hãng hàng không.
- Phân bổ tải cung ứng hợp lý cho các hãng hàng không Việt Nam trên mạng đường bay.
Yêu cầu đối với việc khai thác quyền vận chuyển hàng không
- Hãng hàng không chỉ được phép kinh doanh vận chuyển hàng không trong phạm vi quyền vận chuyển hàng không được cấp.
- Các hãng hàng không không được mua bán quyền vận chuyển hàng không, thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm hoặc cạnh tranh không lành mạnh.
– Trách nhiệm cục hàng không: Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân Việt Nam, nước ngoài và các điều kiện, yêu cầu trong hoạt động của các tổ chức, cá nhân này tại cảng hàng không, sân bay theo quy định tại Thông tư này.
-Tổng hợp, báo cáo Cục Hàng không Việt Nam những vấn đề phát sinh, vướng mắc trong quá trình thực hiện để nghiên cứu, giải quyết kịp thời.
WORLDCOURIER – CÔNG TY VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA, CHUYỂN PHÁT NHANH QUỐC TẾ UY TÍN SỐ 1
Tự hào về thương hiệu uy tín, cho đến nay chúng tôi có rất nhiều khách hàng VN và Đức tin tưởng dịch vụ của WorlCourier . Từ đó luôn giới thiệu cho nhiều người quen, bạn bè trong nước và khách ở Đức sử dụng dịch vụ của công ty. Công ty luôn biết ơn và tri ân những khách hàng thường xuyên ủng hộ và đánh giá góp ý cho dịch vụ công ty tốt hơn.
WorlCourier là nhà Vận chuyển hàng hóa đường hàng không, Chuyển phát nhanh Quốc tế, Vận tải biển…WorlCourier là đối tác chính của các nhà vận chuyển UPS, Hermes World Transport, Spedman Global Express, Singpost, Aramex … Đại lý của các hãng hàng không AirAsia (AK), Vietjet Air (VJ), Vietnam Airlines (VN), Hongkong Airline, Qatar Airway, Emirates. Chuyên gia trong lĩnh vực giao vận quốc tế & nội địa với những giải pháp giao vận độc đáo và chuyên biệt được cung cấp từ các chuyên gia đầu ngành.
WorlCourier luôn tự tin mang lại những giải pháp tốt nhất cho khách hàng, chúng tôi luôn tự hào là đơn vị mang đến sự an tâm tuyệt đối cho khách hàng. Đối với dịch vụ gửi hàng quốc tế, chúng tôi cam kết:
- Hàng hóa luôn được bảo đảm và đóng gói cẩn thận, kỹ lưỡng.
- Không giới hạn số lượng và khối lượng hàng .
- Thời gian vận chuyển nhanh chóng với mức chi phí cạnh tranh nhất trên thị trường.
- Luôn bảo đảm về sự an toàn về hàng hóa, cùng chính sách bảo hiểm hàng hóa linh động, phù hợp.
- Luôn bám sát hành trình của hàng hóa, thông báo kịp thời và nhanh chóng đến khách hàng trong suốt quá trình chuyển phát hàng đi Mỹ.
Chúng tôi cung cấp chuyên cung cấp các dịch vụ
Vận tải hàng hóa nội địa
Vận tải, vận chuyển hàng hóa quốc tế
Chuyển phát nhanh chứng từ, giấy tờ, hàng hóa nội địa và quốc tế
Chứng nhận, kiểm định hàng hóa
Thủ tục hải quan, thông quan hàng hóa