L/C là gì ? Quy trình thanh toán L/C

Thư tín dụng L/C

Thanh toán bằng L/C là phương thức thanh toán rất được ưa chuộng bởi sự an toàn trong  mua bán Quốc tế. Ngày nay, nhiều tổ chức, cá nhân tại Việt Nam vẫn còn chưa nắm rõ về L/C và vẫn còn áp dụng những phương thức thông thường. Sau đây, Worldcourier sẽ cung cấp các kiến thức về L/C chuẩn nhất.

L/C là gì ?

L/C là viết tắt của Letter of Credit – Thư tín dụng là thư do ngân hàng phát hành, theo yêu cầu của người nhập khẩu, cam kết với người bán về việc thanh toán một khoản tiền nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định, nếu người bán xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ, đúng theo quy định trong L/C.

Quy trình thanh toán bằng L/C

Quy trình này có sự tham gia của 4 bên

  • Người nhập khẩu (Buyer): là người yêu cầu ngân hàng mở L/C cho người hưởng lợi là người xuất khẩu.
  • Người xuất khẩu (Seller): Trong L/C, người này gọi là người thụ hưởng
  • Ngân hàng phát hành LC (Issuing bank): Đây là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu
  • Ngân hàng Thông báo LC (Advising bank): Ngân hàng bên người xuất khẩu

Quy trình được tiến hành qua 10 bước, theo sơ đồ dưới đây

Bước (0). Hai bên ký kết hợp đồng mua bán và điều kiện thanh toán bằng L/C.

Bước (1). Nhà nhập khẩu dựa vào cam kết trong hợp đồng, gửi đơn yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở LC.

Bước (2). Ngân hàng phát hành lập L/C và thông qua đại lý hoặc chi nhánh của mình ở nước người xuất khẩu thực hiện thông báo cho người xuất khẩu.

Bước (3). Sau khi kiểm tra L/C, nếu chân thật thì ngân hàng thông báo chuyển LC cho người xuất khẩu.

Bước (4). Người xuất khẩu tiến hành kiểm tra đối chiếu L/C với hợp đồng. Nếu không có sai sót gì thì thực hiện giao hàng cho người nhập khẩu.

Bước (5). Người xuất khẩu sẽ xuất trình bộ chứng từ yêu cầu thanh toán cho ngân hàng thông báo.

Bước (6). Sau khi nhận bộ chứng từ. Ngân hàng thông báo có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ có hợp lệ chưa. Sau đó chuyển chứng từ cho ngân hàng phát hành.

Bước (7). Sau khi nhận được bộ chứng từ. Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ. Thông báo kết quả kiểm tra đến ngân hàng thông báo.

Bước (8). Bộ chứng từ này nếu sai thì ngân hàng thông báo có trách nhiệm yêu cầu tu chỉnh. Nếu hợp lệ thì ngân hàng thông báo có trách nhiệm thông báo cho người thụ hưởng (người xuất khẩu) và thanh toán.

Bước (9). Khi ngân hàng thông báo đã thanh toán cho nhà xuất khẩu. Ngân hàng mở LC sẽ tiến hành phát hành thanh toán đến người nhập khẩu.

Bước (10). Tiền sẽ chính thức chuyển vào tài khoản ngân hàng phát hành LC. Tức là ghi có vào tài khoản của ngân hàng phát hành LC.

Ưu điểm của L/C

Đối với Người bán

Được đảm bảo thanh toán nếu xuất trình đúng chứng từ.
Tránh được tình trạng giao chứng từ chậm trễ như những phương thức khác.
Khách hàng có thể lấy L/C làm căn cứ yêu cầu ngân hàng chiết khấu L/C. Có tiền trước sử dụng cho việc thực hiện hợp đồng.

Đối với Người mua
Chỉ khi nhận được hàng thì người mua mới trả tiền.
Người nhập khẩu yên tâm vì người bán phải xuất trình đúng chứng từ mới được thanh toán.

Đối với Ngân hàng
Thu phí dịch vụ (Phí mở, chuyển tiền, phí chỉnh sửa L/C,..)
Mở rộng quan hệ thương mại quốc tế.

Nhược điểm của L/C

Đối với Người bán
Nếu xuất trình không đúng chứng từ sẽ không được thanh toán.

Đối với Người mua
Thư tín dụng hoạt động độc lập với hợp đồng mua bán. Do đó, không quan tâm đến việc có giao hàng hay chưa, có đúng yêu cầu không. Chỉ cần đúng chứng từ thì sẽ được thanh toán.

Qúy khách có thể tham khảo những thông tin trên để hiểu rõ hơn về L/C. Worldcourier – Đơn vị chuyển phát nhanh hàng đầu luôn đồng hành cùng quý khách.

Tham khảo thêm tại

Vận tải đường hàng không.

Chuyển phát nhanh Quốc tế.

Thuê kho bãi.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *