Tìm hiểu về xuất khẩu và các loại hình xuất khẩu hiện nay

Các loại hình xuất khẩu

Tìm hiểu về xuất khẩu và các loại hình xuất khẩu hiện nay

Bạn cần xuất hàng hóa nhưng không thể xác định được loại hình xuất khẩu? Bạn đang thắc mắc về loại hình xuất khẩu? World Courier sẽ giải đáp những thắc mắc của Bạn với thông tin từ bài viết Xuất khẩu và các loại hình xuất khẩu hiện nay.

Hiện nay, nhiều loại hình xuất nhập khẩu đang là lĩnh vực kinh doanh hàng đầu và đang phát triển mạnh tại thị trường Việt Nam. Được nhà nước khá chú trọng, vì là một trong những mắt xích quan trọng và không thể thiếu trong nền kinh tế nước ta ngày nay.

Tuy nhiên, hiện nay có khá là nhiều bạn cũng như doanh nghiệp đang quan tâm về ngành này nhưng chưa có hiểu biết sâu về các loại hình xuất nhập khẩu mà tại nước ta đang có. Thông qua bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cần thiết giúp bạn hiểu kỹ hơn, có thêm kiến thức về ngành này.

 

Xuất khẩu là gì?

Xuất khẩu (hay còn gọi là xuất cảng) là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ của một quốc gia sang các quốc gia khác.

Đây không phải là hoạt động bán hàng đơn lẻ mà là một hệ thống bán hàng có tổ chức, có sự giám sát quản lý của cấp nhà nước cả bên trong lẫn bên ngoài với mục đích thu lợi nhuận, tăng thu ngoại tệ, phát triển nền kinh tế quốc gia.

Các loại hình xuất khẩu hiện nay:

Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu thông dụng hàng đầu hiện nay. Theo đó, bên mua hàng và đơn vị bán hàng sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng ngoại thương với nhau. Với điều kiện hợp đồng này phải tuân thủ và phù hợp với pháp luật của từng quốc gia; đồng thời đúng tiêu chuẩn của điều lệ mua bán quốc tế.

Bên bán hàng có thể là đơn vị trực tiếp sản xuất ra mặt hàng; hoặc là công ty thương mại thu gom hàng trong nước rồi ký kết hợp đồng ngoại thương với đơn vị nước ngoài.

Xuất khẩu gián tiếp

Xuất khẩu gián tiếp là bên bán hàng sẽ ủy thác quyền cho một đơn vị khác để thực hiện các thủ tục xuất khẩu. Bên nhận ủy thác lúc này sẽ đứng ra thực hiện hợp đồng ngoại thương với danh nghĩa của mình.

Hình thức ủy thác xuất khẩu này thường được các doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập sử dụng. Bởi lúc này họ chưa có đủ kinh nghiệm về thị trường xuất khẩu, cũng như có những hạn chế về nhân lực, rào cản thủ tục, quy định nhà nước.

Gia công xuất khẩu

Gia công xuất khẩu là hình thức xuất khẩu đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ gần đây. Với loại hình này; thì công ty trong nước sẽ đóng vai trò như đơn vị gia công. Cụ thể họ sẽ nhận tư liệu sản xuất từ nước ngoài như máy móc, nguyên vật liệu. Sau đó sẽ dựa vào đơn đặt hàng để sản xuất hàng hóa theo yêu cầu. Số lượng hàng được sản xuất ra sẽ căn cứ chỉ định của người đặt hàng mà xuất khẩu ra nước ngoài.

Xuất khẩu tại chỗ

Xuất khẩu tại chỗ là hình thức người mua là một công ty nước ngoài; nhưng hàng hóa không cần phải vượt qua biên giới quốc gia; mà hoạt động xuất khẩu thực hiện ngay trên lãnh thổ của đơn vị bán hàng. On-spot export là thuật ngữ tiếng anh dùng để chỉ xuất khẩu tại chỗ.

Tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập

Với tạm nhập tái xuất, nước chủ nhà chỉ được xem là nơi “quá giang” gửi hàng tạm. Hàng hóa chỉ được nhập vào lãnh thổ một thời gian trước khi xuất sang nước thứ ba.

Với tạm xuất tái nhập, hàng được xuất ra nước ngoài tạm thời một thời gian, sau đó lại nhập về nước ban đầu.

Buôn bán đối lưu

Buôn bán đối lưu là hình thức trao đổi hàng hóa. Lúc này người bán cũng sẽ là người mua, và người mua cũng sẽ trở thành người bán. Để thực hiện được giao dịch thì hàng hóa phải có giá trị tương đương. Tên gọi khác của phương thức này là hàng đổi hàng hoặc xuất nhập khẩu liên kết.

Xuất khẩu theo nghị định thư giữa các Chính phủ

Thường diễn ra giữa các quốc gia có mối quan hệ mật thiết. Chính phủ hai bên sẽ tiến hành ký kết nghị định (thường là để gán nợ). Các doanh nghiệp trong nước sẽ dựa vào văn bản ký kết với các chỉ định và hướng dẫn cụ thể để thực hiện xuất khẩu hàng hóa.

Tìm hiểu về xuất khẩu và các loại hình xuất khẩu hiện nay
Tìm hiểu về xuất khẩu và các loại hình xuất khẩu hiện nay

Những lưu ý khi chọn loại hình xuất nhập khẩu

Khi thâm nhập vào ngành thì sẽ có rất nhiều lưu ý khi chọn loại hình xuất nhập khẩu mà bạn cần để ý:

Xác định rõ ngành nghề kinh doanh

Các doanh nghiệp cần xác định rõ sản phẩm mình định xuất hoặc nhập khẩu để có thể lựa chọn đúng loại hình mà mình dùng.

Nghiên cứu thị trường

Đối với những doanh nghiệp XK cần tìm hiểu thị trường phía bên nước ngoài, để đảm bảo lượng tiêu thụ cũng như phân phối sản phẩm của mình.

Tìm hiểu phía đối tác

Bạn cần tìm hiểu kỹ bên đối tác trước khi ký kết hợp đồng, tránh những rủi ro trong quá trình hoạt động, làm ảnh hưởng và tổn thất đến công ty

Tìm hiểu rõ loại hình mình lựa chọn

Mỗi loại hình sẽ có có những ưu nhược điểm riêng cũng như phù hợp với những mô hình công ty khác nhau, nên bạn cần cân nhắc trước khi lựa chọn loại hình thích hợp cho doanh nghiệp mình.

Nghiên cứu luật xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu sẽ có những quy định do nhà nước ban hành, do đó mà nên tìm hiểu kỹ về pháp luật trước khi đăng ký, và hiểu luật để tránh ảnh hưởng đến công ty.

Trên đây là các thông tin về các loại hình xuất nhập khẩu được áp dụng hiện nay.

Để tìm hiểu sâu hơn hoặc được tư vấn về các loại hình xuất nhập khẩu thì

Nhanh tay liên hệ Hotline: 0902292112 

Ngoài ra có thể tìm hiểu thêm các dịch vụ: vận tải hàng không, vận tải đường biển, Vận tải đường bộ, khai hải quan

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *