Có phải bạn đang muốn gửi hàng hóa đi Mỹ và bị yêu cầu phải có chứng nhận FDA?
Hoặc phải chăng bạn đang muốn tìm hiểu FDA là gì?
Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về FDA và thủ tục đăng ký FDA khi gửi hàng sang Mỹ ở bài viết này ngay sau đây
1. FDA là gì? Sự cần thiết của FDA
Đầu tiên, cần tìm hiểu FDA là gì?
FDA là viết tắt của cụm từ “Food and Drug Administration” – Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ. Được thành lập từ năm 1906 tại Maryland. Đây là cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của Hoa Kỳ thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ.
Sự cần thiết của FDA
Theo quy định của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ thì hàng hóa muốn xuất khẩu sang Hoa Kỳ bắt buộc phải có chứng nhận FDA và được kiểm tra nghiêm ngặt. Nếu bạn không muốn hàng hóa của mình bị trả lại thì bắt buộc phải đăng ký chứng nhận này để trình với Hải quan Hoa Kỳ.
2. Những mặt hàng phải đăng ký FDA trước khi nhập khẩu vào Mỹ
- Thực phẩm
- Sản phẩm y tế như thuốc, thiết bị, các sản phẩm sinh học
- Các sản phẩm điện tử phát ra bức xạ
- Thức ăn chăn nuôi
- Thuốc lá
- Mỹ phẩm
3. Hướng dẫn cách đăng ký FDA
Theo quy định của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, các nhà sản suất, kinh doanh, các cá nhân muốn gửi hàng vào Mỹ phải tiến hành đăng ký FDA thông qua hệ thống FURLS. Quá trình đăng ký bao gồm các bước:
Bước 1. Thanh toán phí đăng ký hằng năm. Truy cập link sau https://userfees.fda.gov/OA_HTML/furls.jsp
Bước 2. Đăng nhập vào hệ thống FURLS qua địa chỉ https://www.access.fda.gov/oaa/
Bước 3. Đăng ký các thông tin cần thiết như:
- Thông tin người gửi, thông tin người nhận (Tên, Địa chỉ, Số điện thoại)
- Thông tin chi tiết hàng hóa thực phẩm, dược phẩm (Số lượng, Quy cách đóng gói, thành phần chi tiết của hàng hóa)
- Thông tin nhà sản xuất hàng hóa thực phẩm, dược phẩm đó (Tên, Địa chỉ)
Bước 4. Hoàn thành đăng ký bằng mã số PIN đã nhận được ở bước 1 sau khi thanh toán phí.
Ngoài ra, nếu bạn không phải là các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu định kỳ sang Hoa Kỳ thì có thể yêu cầu các Đơn vị vận chuyển có nhận làm chứng nhận này hoặc các đơn vị cung cấp dịch vụ để thực hiện cho mình. Việc này giúp tiết kiệm được thời gian và phù hợp với những cá nhân, doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm.
4. Những trường hợp bị từ chối cấp chứng nhận FDA
Có hai loại hàng hóa thông thường nhập khẩu vào Mỹ là hàng hóa nhằm mục đích thương mại và hàng hóa nhằm mục đích cá nhân. Tuy nhiên, một số hàng hóa nếu không đạt tiêu chuẩn sẽ không được cấp chứng nhận. Vậy các trường hợp bị từ chối cấp chứng nhận bao gồm:
- Hàng hóa không đạt tiêu chuẩn an toàn, có thể bị pha trộn hoặc hàm lượng không đáp ứng được tiêu chuẩn quy định.
- Hàng hóa chưa được đăng ký nhãn mác hoặc ghi sai nhãn
- Hàng hóa bị hạn chế tiêu thụ tại Hoa Kỳ
Trên đây là những thông tin cần thiết có thể giúp bạn giải quyết được những thắc mắc của mình. Nếu bạn cần một đơn vị vận chuyển hàng hóa uy tín có thể liên hệ ngay với Worldcourier. Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ bạn.
Tham khảo thêm tại